1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phản đối các hành động của Trung Quốc ở “thành phố Tam Sa”

Tin tức từ báo chí Trung Quốc (TQ) ngày 21.7 tuyên truyền: Hơn 1.100 cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử ở cái gọi là Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của VN), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của VN) và Trung Sa đã đi bỏ phiếu bầu HĐND “thành phố Tam Sa” khóa 1.

Trường Sa, Hoàng Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.

Trường Sa, Hoàng Sa là bộ phận không tách rời của lãnh thổ Việt Nam.
 
Ngay trước đó, ngày 20.7, là thông tin Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập và triển khai bộ chỉ huy quân đồn trú của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

 

Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định “Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này cũng đã được nêu trong nhiều tư liệu lịch sử có giá trị pháp lý, được quy định và bảo vệ bởi luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là một thành viên.

 

Rõ ràng Trung Quốc ngày càng phủ nhận những cam kết quốc tế của mình và đang ngày càng lấn lướt trong việc thực hiện mưu đồ xâm chiếm hoàn toàn biển Đông với những nguồn tài nguyên khổng lồ mà Trung Quốc đang thèm khát và là tuyến đường biển có lợi ích sống còn với đất nước này.

 

Việc thành lập “thành phố Tam Sa” bản thân nó đã rất nực cười – nếu tính cả diện tích biển thì đây là thành phố cực lớn, chiếm gần như toàn bộ biển Đông của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế; nhưng lại có số dân chỉ khoảng 1.100 người (thực tế các khu vực Trung Quốc chiếm đóng ở Hoàng Sa là do quân đội Trung Quốc kiểm soát).

 

Không chỉ tuyên bố thành lập thành phố, Trung Quốc còn cấp tập “bầu cử”, “đặt quân đồn trú” – dường như đó là sự lo ngại vội vã trước việc họ ngày càng đuối lý trong việc chứng minh chủ quyền và vội vàng đánh lừa dư luận Trung Quốc bằng những hành động ngụy danh pháp lý và khơi gợi chủ nghĩa dân tộc.

 

Cũng cần lưu ý rằng, những sự kiện này đi kèm với những hành động gia tăng sức mạnh quân sự, phát triển công nghệ làm chủ biển sâu của Trung Quốc. Không thể phủ nhận những thành tựu khoa học công nghệ trên con đường Trung Quốc trở thành một cường quốc, nhưng những máy bay tàng hình, tàu sân bay, giàn khoan thăm dò biển sâu, tàu lặn... chứng tỏ Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị cho những thách thức trong cuộc chiếm hữu nguồn tài nguyên trên biển Đông. Không thể không tính khi có xung đột, mang danh bảo vệ “lãnh thổ” là “thành phố Tam Sa”, Trung Quốc sẽ động viên ồ ạt nguồn lực quân sự của họ ra biển Đông.

 

Sự vô lý của Trung Quốc đã bị chính người Trung Quốc lên án. Cách đây vài hôm, một biên tập viên của Tân Hoa xã đã viết: Việc thành lập “thành phố Tam Sa” là hành động tự cô lập mình của Trung Quốc, là sai lầm chiến lược to lớn cần nhanh chóng sửa chữa.

 

Theo Việt Ân

Lao Động

Dòng sự kiện: Căng thẳng Biển Đông