1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Mục đích thực sự của Nga khi tăng cường các cuộc tấn công tên lửa ở Ukraine

Thanh Thành

(Dân trí) - Việc Nga tăng cường các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Ukraine trong những ngày gần đây được cho là nhằm làm cạn kiệt kho đạn tên lửa phòng không Patriot hạn chế của Ukraine, các chuyên gia nhận định.

Mục đích thực sự của Nga khi tăng cường các cuộc tấn công tên lửa ở Ukraine - 1

Lính Mỹ chuẩn bị khai hỏa tên lửa Patriot trong một cuộc tập trận ở Qatar (Ảnh: Không quân Mỹ).

Nga đã tăng cường các cuộc tấn công tên lửa nhằm vào Ukraine trong những ngày gần đây với liên tiếp các đợt tấn công quy mô lớn nhất trong suốt cuộc xung đột kéo dài gần 2 năm qua.

Các cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn gần đây của Nga vào Ukraine có thể mang một mục tiêu cụ thể. 

Một chuyên gia cho rằng, ngoài nỗ lực tiêu diệt các mục tiêu trong cuộc tấn công, Nga có thể đang cố "dẫn dụ" Ukraine sử dụng số lượng đạn tên lửa quý giá cho hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất.

Và nếu Ukraine không có sự bảo vệ của hệ thống Patriot, các lực lượng Nga sẽ có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu hiệu quả hơn và không lo ngại đến nguy cơ thất bại.

Theo các chuyên gia quân sự, đây là thời điểm đặc biệt thích hợp, vì trong thời gian tới nếu Quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ mới cho Ukraine, thì Kiev có thể sẽ được cung cấp thêm đạn dược dành riêng cho hệ thống Patriot. 

Tiến sĩ Jade McGlynn, nhà nghiên cứu chính trị Nga và là cộng tác viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, nỗ lực làm cạn kiệt hệ thống Patriot và các kho tên lửa khác của Ukraine rõ ràng là một phần chiến lược của Nga. Bà cũng cho biết, còn có các yếu tố khác có thể đã thúc đẩy các quyết định tăng cường tấn công bằng tên lửa của Nga trong những ngày qua.

Yaroslav Trofimov, phóng viên trưởng phụ trách đối ngoại của Wall Street Journal cũng nhất trí với quan điểm này.

Ông cho biết Nga đang tìm cách tiêu hao kho tên lửa Patriot của Ukraine với hy vọng sau đó có thể phá hủy các bệ phóng của chúng khiến Kiev sẽ khó thay thế hơn nhiều. Ông Trofimov cũng nhấn mạnh thêm về một loại tên lửa phòng không khác là NASAMS và xem đó cũng là mục tiêu của Nga.

Ukraine đã nhận được 5 tổ hợp tên lửa Patriot từ Mỹ, Đức và Hà Lan. Hồi tháng 12/2023, Kiev cho biết sắp nhận thêm hệ thống Patriot từ các nước phương Tây, trong đó có một hệ thống từ Đức.

Nhưng nước này không cung cấp thông tin chi tiết về nơi cung cấp những hệ thống khác, trong khi nhà tài trợ tiềm năng là Mỹ hiện không thể cung cấp thêm viện trợ nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Theo Business Insider