Hội nhập thị trường lao động Asean sau 2015:
Nguy cơ lao động Việt thua tại sân nhà
(Dân trí) - Ngày 31.12.2015, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) chính thức hình thành. Các quốc gia thành viên chỉ còn 1 thị trường lao động chung. Người lao động trong khối Asean có cơ hội tự do tìm kiếm việc làm dễ hơn. Trong xu hướng đó, lao động Việt Nam đã chuẩn bị được gì?
Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi Tiến sĩ Đặng Quang Điều - Trưởng ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) về vấn đề nay.
ļp>NGUY CƠ THUA TRÊN SÂN NHÀ<?> Thưa ông, lực lượng lao động Việt Nam có thể tự tin hội nhập vào thị trường lao động của khối Asean sau 1,5 năm nữa?
- Trong thời gian qua, khi báo chí phỏng vấn các chủ sử dụng lšo động nước ngoài về chất lượng lao động Việt Nam. Đa số các chủ sử dụng đều đánh giá người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh, tiếp thu nhanh.
Tôi không biết họ nhận xét như vậy có đúng thực chất không hay chỉ để “ngoại giao, lấyĠlòng”. Để trả lời câu hỏi này, tôi cho rằng khó có thể nói rằng lao động của Việt nam sẽ tự tin hội nhập được.
<?> Nguyên nhân vì sao, thưa ông?
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề của ta đang thấp. Cụ tŨể là trong 53 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 25,4 triệu người có trình độ chuyên môn kỹ thuật (chiếm 47%). Trong 25,4 triệu người này, có tới 15,6 triệu người là công nhân, nhưng không có chứng chỉ hoặc bằng cấp. Số công nhân có chứng chỉ vǠ bằng cấp chỉ chiếm 18,4%.
Cơ cấu đào tạo không hợp lý, không phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động. Nói cách khác là “thầy nhiều hơn thợ”, điều này được chứng minh qua cơ cấu tỷ lệ đại học/trung cấp chuyên nghiệp/công nhân tronŧ những năm qua.
Theo đó, năm 1979, tỉ lệ phân bổ trình độ ở nước ta là: 1 kỹ sư/2,25 trung cấp/ 7,1 công nhân. Tới năm 2006, tỉ lệ trở thành: 1/1,17/0,9. Trong khi đó, cơ cấu nguồn nhân lực phổ biến trên thế giới đang là 1/4/10.
Mᷙt ví dụ về tỉ lệ phân bổ nhân sự của Công ty Samsung tại Việt Nam có thể khiến nhiều nhà quản lý phải suy nghĩ: Trung bình trong 100 lao động tại đây, tỉ lệ là: 4,5 kỹ sư, 16,7 trung cấp; 65,8 công nhân kỹ thuật và 13 lao động phổ thông.
Trong cạnh tranh, Việt Nam đang dựa vào ŧiá nhân công rẻ.<?> Ông có lo ngại tới nguy cơ lao động Việt Nam sẽ thua ngay trên sân nhà, đặc biệt tại các dự án lớn của doanh nghiệp FDI cần lao động có trình độ, ngoại ngữ, kỹ năng?
- Những hạn chế và bất cậŰ nêu trên rất có thể khiến lao động của Việt nam bị mất việc làm ngay ở trong nước chứ chưa nói gì đến ở các nước ASEAN. Trong thời gian, nhiều thông tin đã cho biết Singapore, Hàn Quốc và một số nước khác họ thích tuyển lao động của Philippin, Inđoneųia hơn là lao động Việt Nam.
Khả năng cạnh tranh lớn nhất của lao động Việt Nam chủ yếu là giá cả sức lao động. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận việc làm với đồng lương thấp. Tuy nhiên ưu thế này cũng đang bị đe dọa.
Điều này thể hiện ở ŭột số dự án đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam, chủ doanh nghiệp đã tuyển lao động nước ngoài vào làm việc, thay vì tuyển lao động Việt Nam. Mặc dù những công việc đó lao động Việt Nam hoàn toàn có thể đảm đương được.
NHẬN DIỆN ĐIỂM YẾU
<?>Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, lao động VN thường bộc lộ điểm yếu gì, thưa ông?
- Điểm yếu nhất của lao động Việt Nam hiện nay chính là kỹ năng nghề nghiệp. Mặc dù lao động có qua đào tạoĠvà nhận chứng chỉ nghề. Nhưng do tình trạng “học chay” vì thiếu thiết bị giảng dạy, thiếu thực hành, giáo viên không đủ, hạn chế về kỹ năng…Hậu quả khiến học sinh đào tạo ra trường không thể đứng máy làm việc ngay được. Doanh nghiệp phải tốn thời gian, kinh phí đào tạo lại để bắt nhịp với công việc.
Trong khi đó, số trung tâm đủ điều kiện để kiểm tra, sát hạch và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do vậy, số lao động được sát hạch và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề để có thể ra nước ngoài làm việc rất ít.
Điểm yếu thứ hai của lao động Việt Nam là rào cản về ngôn ngữ. Đây là một cản trở rất đáng kể khi đội nhập, làm bất cứ việc gì cũng cần phải đọc, phải trao đổi, phải nghe tốt thỉ mới có thể làm tốt công việc được.
Điểm yếu tiếp theo là tác phong làm việc và kỷ luật lao động. Một trong những đòi hỏi quan trọng đối với người lao động trong Ůền công nghiệp hiện đại là kỷ luật lao động và tác phong làm việc. Do đặc thù lao động nước ta phần lớn xuất thân từ nông thôn nên khó thích nghi với môi trường làm việc công nghiệp.
<?> Nhiều chuyên gia còn cho rằng, không ít cơ quanč có tính hoạch định chính sách lao động chưa ý thức về thực trạng, công tác chuẩn bị hội nhập này?
- Tôi cho rằng không có chuyện không biết, không dự báo được. Chúng ta đều biết và ý thức được tất cả những điểm mạnh và yếu của lao động Vũệt Nam khi hội nhập. Tuy nhiên giữa mong muốn và thực hiện là hai vấn đề khác nhau. Người ta vẫn nói: “Lực bất tòng tâm”.
Để đào tạo ra nhân lực đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới thì rất cần nguồn lực lớn gồm nhân lực,Ġvật lực, tài lực và các chính sách đồng bộ. Hiện nay ta đang thiếu tất cả những thứ đó, kể cả trong hiện tại và tương lai gần.
<?> Thời gian tới năm 2015 không còn nhiều, theo ông Việt Nam cần phải làm gì để chuẩn bị cho sự hội nhập?<įb>
-Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới giáo dục và đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho người lao động. Nhiều luật và chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện như: Luật Giáo dục, Luật Dạy nghề, Đề án đào Ŵạo nghề cho lao động nông thôn. Hàng loạt các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề được thành lập. Đầu tư cho giáo dục đào tạo không ngừng được nâng cao, nhất là đầu tư cho đào tạo nghề.
Tuy nhiên do phát triển không đồng bộ, công tác qŵản lý còn nhiều bất cập nên việc đào tạo nguồn nhân lực cho hội nhập chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Theo tôi cần phải siết chặt và quản lý thật tốt khâu “đầu ra” của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề. Cần phải có tiêŵ chí và chuẩn mực đầu ra của từng ngành, phải kiểm định chất lượng nghiêm túc để có những sản phẩm “đầu ra” có chất lượng cao đủ khả năng cạnh tranh trên thị trương lao động khu vực và quốc tế.
- Xin cảm ơn ông
ļb>Hoàng Mạnh thực hiện
Thťo ông Đặng Quang Điều, năng xuất lao động là yếu tố quan trọng khi cạnh tranh nguồn lao động. Yếu tố này phụ thuộc vào kỹ năng làm việc, trình độ tay nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, môi trường, điều kiện làm việc, mức độ hiện đại của công nghề mà người lšo động đang sử dụng. Hầu hết các yếu tố nêu trên, lao động Việt Nam đều thiếu.