Trong cơn khủng hoảng, Venezuela biến rác thành phụ tùng ô tô

(Dân trí) - Hai kỹ sư trẻ đã tìm thấy một cơ hội trong khi nền kinh tế đang sụp đổ ở Venezuela khi biến rác nhựa thành các bộ phận của xe ô tô.

Kỹ sư Albermar Dominguez làm việc tại văn phòng của Nedraki tại Đại học Simon Bolivar. (Nguồn: REUTERS / Marco Bello)
Kỹ sư Albermar Dominguez làm việc tại văn phòng của Nedraki tại Đại học Simon Bolivar. (Nguồn: REUTERS / Marco Bello)

Cụ thể, họ làm chảy rác nhựa và cho nó qua một máy in 3D để tạo ra các bộ phận của xe hơi. Những phụ tùng ngày càng trở nên khó khăn để có được ở Venezuela khi khủng hoảng tiền tệ khiến việc nhập khẩu các vật liệu cơ bản bị hạn chế.

Dù kỹ sư Albermar Dominguez và John Naizzir chỉ sản xuất 1kg rác nhựa in 3D mỗi ngày, nhưng họ hướng tới việc vực dậy ngành sản xuất đã từng hùng mạnh của Venezuela bằng cách đưa ra mức giá rẻ hơn so với các công ty nhập khẩu đồ đắt tiền.

“Mọi người không tin rằng công nghệ đang được phát triển trong Venezuela”, kỹ sư Dominguez, 26 tuổi nói.

Albermar Dominguez thu thập máy tính và máy in cũ tại bãi rác của Đại học Simon Bolivar tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: REUTERS/Marco)
Albermar Dominguez thu thập máy tính và máy in cũ tại bãi rác của Đại học Simon Bolivar tại Caracas, Venezuela. (Nguồn: REUTERS/Marco)

Tuy nhiên, nhiều bạn học cũ của hai kỹ sư trẻ này tại Đại học Simon Bolivar ở Caracas đã rời Venezuela, góp mình vào một cuộc di cư của hơn một triệu người trong bối cảnh thiếu lương thực và thuốc men. Lạm phát hàng năm đã đạt gần 50.000% và Caracas được xếp hạng là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới.

Trong khi đó, Dominguez cho biết, anh đã đến Hoa Kỳ để học hỏi từ những người trong ngành công nghiệp in 3D, sau khi dành nhiều quan tâm đến việc tái chế chất thải.

Sau đó, anh trở về Venezuela, và cùng với Naizzir, 27 tuổi, bắt đầu lục lọi trong bãi rác của trường đại học, thu thập nhiều máy tính và máy in cũ. Đáng nói, công ty của họ có tên Nedraki, đã ký hợp đồng với một nhà máy tái chế rác thải ở thành phố Valencia, Venezuela để có thêm nguồn rác thải.

Ngay đầu năm 2017, hai người đàn ông này đã sản xuất được chiếc đồng hồ sợi nhựa đầu tiên.

Nedraki hiện cung cấp dây tóc cho 13 công ty Venezuela và sản xuất các bộ phận bằng nhựa như bánh răng truyền động cho các công ty khác.

Dominguez cho biết dây tóc của họ giúp giảm chi phí cho một công ty đến 40% bằng cách loại bỏ chi phí nhập khẩu và vận chuyển. Thêm nữa, Nedraki bán 1kg sợi filament với giá chỉ khoảng 17 USD.

Họ hiện đang cố gắng khuyến khích các công ty Venezuela khác áp dụng công nghệ in 3D.

“Mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng chúng tôi cũng nhận được rất nhiều hỗ trợ bởi vì mọi người thấy tiềm năng từ dự án của chúng tôi”, anh Dominguez nói thêm.

Hồng Vân
Theo Reuters

Trong cơn khủng hoảng, Venezuela biến rác thành phụ tùng ô tô - 3