1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Tiếc công cầm vàng

Với hầu hết các đầu tư VN, đầu tư vàng đã và đang trở thành “nỗi sợ”, “ám ảnh” chỉ còn “kính nhi viễn nhi”. Tuy nhiên, đấy chỉ là những cụm từ mà giới đầu tư nói trên… phương tiện truyền thông.

Thực tế, liên thông hay không với các nhà đầu tư chuyên nghiệp không phải là vấn đề. Vì họ có sự “liên thông” theo cách riêng, thông qua các sàn giao dịch, các Cty tư vấn đầu tư ngoại hối… lậu. Thế mới có chuyện TP HCM tràn lan các hội thảo về đầu tư ngoại hối vào các buổi đêm, thời gian mà theo các diễn giả từ các Cty tư vấn đầu tư, nhà đầu tư có thể bắt tay ngay vào ứng dụng các kinh nghiệm đầu tư vào thực tiễn phiên giao dịch sáng của thị trường New York.

 

Trong một báo cáo phát đi từ ngân hàng Societe General SA, các dự báo bi quan về giá vàng đang giảm và sẽ còn giảm tiếp khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Những ai đã lỡ mua vàng tài khoản giá cao, giờ đây đang canh đà để bán ra. Nhưng cùng với đó, những nghi ngại xen hy vọng giá vàng sẽ khó xuyên thủng mốc 1.400 USD/oz, thậm chí vẫn có khả năng bật dậy nếu như FED không sớm dừng các gói kích thích kinh tế như dự kiến, khiến nỗi tiếc công cầm vàng làm cho mọi quyết định trở thành… bi kịch.

NHNN trong quý 1/2013, đã cấp phép cho nhập khẩu vàng tăng 7 lần so với cùng kỳ.

 

Liệu vàng có thể kéo dài một chu kỳ tăng trưởng đến những 12 năm như thời gian vừa qua, khi những bất ổn của khối kinh tế Eurozones mà tâm điểm Síp vẫn còn nóng bỏng chưa hề cho thấy có dấu hiệu những tổn thương sẽ sớm được chữa lành? Hay liệu vàng có thể tiếp tục“cái dớp” quý I khi giá vàng đã liên tiếp giảm trong quý này và đưa giá vàng về lình xình quanh ngưỡng 1.600 USD/oz? Trong khi Societe General SA dự báo thậm chí vàng có thể rơi xuống mức 1.375 USD/oz thì Baclays, ngược lại, cho rằng vàng đang được hỗ trợ kỹ thuật ở mốc 1.589 USD/oz.

 

Với hỗn mang dự đoán và các tín hiệu khó lường đó, “nhà đầu tư” lớn nhất VN – NHNN trong quý I/2013, đã cấp phép cho nhập khẩu vàng tăng 7 lần so với cùng kỳ (theo số liệu của Bộ Công Thương). Có vẻ như “nhà đầu tư” này đã lường trước mọi chuyện, kể cả chuyện chấp nhận mọi chi phí cao hơn bình thường để đưa ra các quyết định tạm xuất tái nhập, nhằm sớm bình ổn thị trường vàng.

 

Cũng chưa biết NHNN đã cấp phép cho tạm xuất cụ thể bao nhiêu tấn vàng phi SJC và tạm nhập bao nhiêu tấn vàng nguyên liệu để dập vàng SJC trả lại cho dân, nhưng ước tính lượng vàng cần chuyển đổi vào khoảng 9 tấn. Một con số mà chỉ cần một phần của con số này, thì mức thua lỗ nếu giá vàng tiếp tục xuống, của “nhà đầu tư – người mua bán cuối cùng” là không hề nhỏ. Ai thực sự gánh chịu khoản thua lỗ này hay trước sau nó cũng sẽ được “cân bằng” thông qua các hoạt động bình ổn thị trường như đích nhắm của nhà quản lý?

 

Theo Thuận Hóa

DDDN