1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Bơm tiền vào ngân hàng và bảo hiểm, Chính phủ Mỹ lãi 25 tỷ USD

(Dân trí) - Chương trình giải trừ tài sản xấu (TARP) của chính phủ Mỹ đã mang lại lợi suất cho người Mỹ cao hơn so với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 30 năm, đủ để duy trì hoạt động của Ủy ban chứng khoán Mỹ trong 2 thập kỷ.

Đối với 309 tỷ USD mà chính phủ Mỹ bơm vào các ngân hàng và công ty bảo hiểm, chính phủ Mỹ kiếm được 25,2 tỷ USD tương đương mức lợi suất 8,2%.

Mức lợi suất nào cao hơn so với lợi suất từ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, tài khoản tiết kiệm lãi cao, quỹ đầu tư trên thị trường tiền tệ và chứng chỉ tiền gửi. Hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán hay vàng đã mang lại lợi suất cao hơn.

Tháng 10/2008, khi chính phủ Mỹ lần đầu thông báo sẽ bơm tiền vào các ngân hàng tại Mỹ để cứu hệ thống tài chính, nhiều người cho rằng chính phủ có thể sẽ mất hàng trăm tỷ USD. 2 năm sau thời kỳ giải cứu, các khoản đầu tư vào ngân hàng và công ty bảo hiểm đã mang lại tiền và 2/3 tiền đã được trả lại.

Tuy nhiên thành viên thuộc Đảng Dân chủ đang gặp nhiều khó khăn trong việc khiến công chúng hài lòng với thành quả đạt được, chi phí gián tiếp cứu các ngân hàng có thể tạo ra ảnh hưởng dài hạn lên nền kinh tế.

Khoản lợi nhuận 25 tỷ USD mà chương trình TARP mang lại sẽ đảm bảo được hoạt động cho Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) trong hơn 20 năm (dựa trên báo cáo tài khóa năm 2011). Khoản tiền trên cũng đủ để chi trả cho mọi chương trình trợ cấp nông nghiệp tại Mỹ trong hơn 2 năm.

Ngày 5/10/2010, Bộ Tài chính Mỹ công bố dự kiến mức thua lỗ từ chương trình TARP 80 tỷ USD dành cho các hãng xe ô tô Mỹ là 17 tỷ USD.

Ngọc Diệp
Theo Bloomberg