Tiết lộ thú vị về rô-bốt giống người thật của Trung Quốc

(Dân trí) - Với mái tóc màu đen, Jia Jia trông thật sự nổi bật, ở cái nhìn đầu tiên bạn có thể sẽ thực sự nhầm lẫn cô là một người thật vì trông sống động và hít thở như người thật. Tuy nhiên những câu hỏi đơn giản cũng thường xuyên làm cô bối rối.

Tiết lộ thú vị về rô-bốt giống người thật của Trung Quốc - 1

Jia Jia có thể thực hiện một cuộc hội thoại đơn giản và thể hiện các nét mặt cụ thể khi được hỏi, người sáng tạo ra cô tin rằng rô-bốt kỳ quái giống người thật này sẽ là dự báo cho tương lai của lao động cyborg (nửa người nửa máy) ở Trung Quốc.

Tiết lộ thú vị về rô-bốt giống người thật của Trung Quốc - 2

Được quảng cáo là rô-bốt giống người thật đầu tiên của Trung Quốc, Jia Jia lần đầu tiên được ra mắt hồi cuối năm ngoái bởi một nhóm kỹ sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc. Trưởng nhóm nghiên cứu, Chen Xiaoping, giống như một người cha đầy tự hào khi anh và nguyên mẫu của mình xuất hiện hôm thứ Hai tại hội nghị kinh tế của ngân hàng UBS tại Thượng Hải.

Chen dự đoán rằng, có thể chỉ trong một thập kỷ, rô-bốt có trí tuệ nhân tạo (AI) giống như Jia Jia sẽ bắt đầu thực hiện một loạt các nhiệm vụ đơn giản trong các nhà hàng, nhà dưỡng lão, bệnh viện và các hộ gia đình ở Trung Quốc. “trong vòng 5 tới 10 năm nữa, sẽ có rất nhiều các ứng dụng cho rô-bốt ở Trung Quốc”.

Tuy nhiên, Chen cho biết nhóm của ông đã có những tiến bộ rất lớn trong hai năm qua về mặt phát triển trí thông minh nhân tạo của cô người máy này. Cô đã có thể trả lời chính xác câu hỏi về thời tiết trong ngày, thực hiện các cuộc hội thoại cơ bản và nhận ra giới tính của người hỏi.

Kỹ năng đàm thoại của Jia Jia rất ấn tượng, cô đã khen một người hỏi mình “anh thật là đẹp trai”, tuy nhiên khi được hỏi là có bạn trai không thì cô lại trả lời “tôi thích ở một mình hơn”.

Và Jia Jia vẫn không thể tự đi một mình được.

Tiết lộ thú vị về rô-bốt giống người thật của Trung Quốc - 3

Các tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và những sản phẩm như vậy đã thu hút toàn bộ sự chú ý tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng (CES) ở Las Vegas diễn ra trong tuần vừa qua.

Một loạt các sản phẩm được công bố rằng có thể phản ứng với các mệnh lệnh bằng giọng nói để chơi nhạc ở nhà và thực hiện theo các lệnh điều khiển từ xa – và thậm chí cả việc nghĩ về đôi chân của mình bằng cách truy cập và học hỏi trên Internet.

Công ty Hanson Robotics đã công bố về “Giáo sư Einstein” giống như thật của mình, “giáo sư” rô-bốt này có các biểu hiện khuôn mặt rất thực tế và có thể tham gia vào các hội thoại thông tin kiểu như các bài toán học và khoa học.

Jia Jia không thực sự được đưa ra triển lãm, nhưng Chen vẫn nhìn thấy một tương lai tươi sáng cho kiểu rô-bốt giống như vậy ở Trung Quốc.

Anh cho biết, sự phát triển thịnh vượng của đất nước này đã khiến cho rất nhiều thanh niên trẻ ở Trung Quốc tránh làm những việc kiểu như phục vụ, trong khi dân số già sẽ đòi hỏi nhiều hộ lý ở bệnh viện và nhà dưỡng lão – ngay cả khi đó không phải là con người cũng được.

Chen đã giới thiệu một đoạn phim về rô-bốt mới trông ít giống người thật hơn, nhưng lại có nhiều khả năng hơn, nhanh nhẹn hơn và có thể chạy được. Rô-bốt mới này còn có thể pha và phục vụ trà trong phòng thí nghiệm cho nhóm nghiên cứu. Chen cho rằng “Miễn là việc này được thực hiện từng bước một và có kiểm soát, thì sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến xã hội, nó sẽ không làm hại con người”

Anh Thư (Tổng hơp)