Công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang loại trừ 99% các loại virus cúm

(Dân trí) - Một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Manchester, Anh, đã tạo ra công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang để lọc và giết chết hơn 99% các loại virus cúm.

Với khả năng xử lý vật liệu rẻ tiền, công nghệ phủ kháng virus được phát triển bởi Đại học Manchester cùng với Công ty Virustatic có nhiều ứng dụng sản phẩm.

Công nghệ mới trong sản xuất khẩu trang loại trừ 99% các loại virus cúm - 1

Sản phẩm đầu tiên được phát triển bởi Công ty Sterling Materials là mặt nạ kháng virus, nhằm mục đích cung cấp sự bảo vệ chống lại đại dịch cúm và có thể cứu được hàng triệu sinh mạng.

Gọi đại dịch cúm là “một trong những thách thức thiên nhiên nghiêm trọng nhất có khả năng ảnh hưởng đến Anh”, hướng dẫn của Chính phủ Anh tiếp tục nêu rõ đại dịch cúm xuất hiện là kết quả của một loại virus cúm mới khác hoàn toàn với các chủng lưu hành gần đây.

Các điều kiện cho phép một loại virus mới phát triển và lây lan tiếp tục tồn tại, và một số đặc điểm của xã hội hiện đại, chẳng hạn như du lịch hàng không, có thể đẩy nhanh tốc độ lây lan. Các chuyên gia đã cho rằng có xác suất cao để xảy ra đại dịch, mặc dù thời gian và tác động không thể dự đoán.

Nhóm nghiên cứu Đại học Manchester, dẫn đầu bởi giáo sư Sabine Flitsch, tạo ra được một lớp phủ mô phỏng bề mặt của các tế bào trong thực quản và mũi của con người. Phương pháp này nhằm mục đích giữ lại hơn 99% tất cả các loại virus cúm, kể cả các chủng mới của cúm đại dịch nếu tiếp xúc với nó.

Paul Hope, Giám đốc kỹ thuật và phát minh của Virustatic, cho biết: "Các ý tưởng lớn thường không thành hiện thực và khả năng thương mại hóa nghiên cứu là rất khó khăn và chi phí thường vượt quá lợi ích. Tuy nhiên, Virustatic sẽ thực sự là động cơ vượt qua rào cản này bởi vì chúng tôi đã hoàn thiện một phương pháp sử dụng các chất nền rẻ tiền để thực hiện công nghệ của mình, vì vậy Sterling Materials cho phép chúng ta tiếp cận với công nghệ phòng bệnh vô cùng thiết yếu, có chi phí sản xuất thấp”.

N.T.D-NASATI (Theo Pan European Networks)