Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?”

Từ 14h - 16h ngày 21/3, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo điện tử Dân trí tổ chức buổi tư vấn với chủ đề “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp” trên dantri.com.vn. Mời bạn đọc theo dõi buổi tư vấn.

Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” - 1

Nhiều năm liên tiếp, các số liệu thống kê về tình trạng thất nghiệp tăng, số cử nhân, thạc sỹ ra trường không có việc làm… đang trở thành nỗi ám ảnh trong xã hội. Gần nhất, dự báo năm 2017, cả nước sẽ có thêm hơn 200 nghìn cử nhân thất nghiệp.

Những tấm bằng cử nhân, thạc sỹ vốn được nhiều người khao khát lại trở thành nỗi lo, thành áp lực cơm áo gạo tiền hiện hữu rõ rệt như thế. Rõ ràng, bằng cấp không đủ bảo đảm cho người học cơ hội nghề nghiệp, việc làm xứng đáng.

Xuất phát từ thực tế ấy, chương trình tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp” do Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic phối hợp với báo Dân trí thực hiện nhằm đưa ra một số nhìn nhận cụ thể, kiến giải và phân tích có chuyên môn về vấn đề này.

Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” - 2

PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề với những thông tin nóng hổi về ngành nghề, thực trạng đào tạo nghề nghiệp, việc làm tại Việt Nam.

Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” - 3

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic với những thông tin cụ thể về đào tạo nghề cao đẳng của một trong những cơ sở đào tạo uy tín, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng.

Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” - 4

Anh Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI - một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực cung cấp giải pháp số hóa tài liệu.

Các chuyên gia có mặt trong buổi tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp” sẽ trả lời mọi thắc mắc của độc giả. Mời quý vị theo dõi buổi tư vấn.

***

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Thưa quý vị độc giả, thay mặt các khách mời trong chương trình, tôi xin gửi lời chào trân trọng đến các quý độc giả của Dân trí đang theo dõi buổi tọa đàm trực tuyến ngày hôm nay.

Bằng cấp - việc làm vẫn luôn là những chủ đề “nóng” trong cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay. Qua chương trình, chúng tôi muốn phần nào cung cấp những thông tin hữu ích, giúp độc giả, các em học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh có định hướng rõ ràng hơn trong lựa chọn học tập và làm việc cho mình, để không còn tình trạng thất nghiệp, hoặc học nhầm trường, nhầm ngành, nhầm nghề… như nhiều bạn mắc phải như hiện nay.

Rất hy vọng sẽ nhận được nhiều chia sẻ, ý kiến đóng góp của độc giả!


Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tặng hoa, chào đón các vị diễn giả trong buổi tọa đàm trực tuyến “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp”.

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tặng hoa, chào đón các vị diễn giả trong buổi tọa đàm trực tuyến “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp”.

Vi Hồng Đăng: Mobile: 096822xxxx - Email: Vidanxxx@gmail.com

Thưa giáo sư, Giáo sư có thể phân tích rõ giúp cháu giữa cái được và mất khi lựa chọn giữa bằng cấp và công việc được không ạ. Cháu năm nay đã 18 và rất lo lắng về lựa chọn bước tiếp theo.

PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề:

Cảm ơn cháu về câu hỏi cháu đã đặt ra, đây là 1 câu hỏi rất hay. Theo tôi vấn đề quan trọng nhất là học đáp ứng được công việc, theo hướng đó thì ta phải lấy nền tảng từ công việc. Nếu chúng ta có công việc thì sẽ giúp chúng ta sớm ổn định và có cơ hội thăng tiến theo con đường lập nghiệp hoặc tiếp tục học cao hơn. Do đó ngay từ đầu cháu nên căn cứ vào trình độ của cháu để lựa chọn ngành nghề, trường cho phù hợp với nhu cầu việc làm.

Chúc cháu thành công.

Lê Trần Anh- Mobile: 0168975xxxx – Email: anh9xxx@yahoo.com

Chào anh Sơn, anh có cho rằng người ứng tuyển có bằng cấp tốt hơn, cao hơn thì được đánh giá cao hơn những người không có bằng cấp, hoặc có bằng Cao đẳng – trung cấp? Là một phụ huynh, tôi vẫn rất băn khoăn vấn đề này. Cảm ơn anh

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

Trong thị trường Lao động nói chung, và thị trường CNTT thông tin nói riêng với tiêu chí hiện nay là “người thật việc thật” thì bằng giả hoặc không có thực lực sẽ dần dần không thể tổn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nếu vẫn có tình trạng bằng giả hoặc không có thực lực thì nhân sự đó cũng không thể phát triển được.

Còn người có bằng cấp, có kỹ năng chuyên môn, có thái độ làm việc tốt chắc chắn sẽ phát triển.

Trên góc độ quản trị tôi vẫn khuyến khích các bạn nên học xong tấm bằng đại học/cao đẳng cho lộ trình phía trước của các bạn được thuận lợi và nhiều cơ hội hơn.

Trần Tuấn Anh – Mobile : 092763xxxx – Email : anxxx@gmail.com

Chào thầy Thành, em thấy hiện nay các game trên di động rất nhiều, em rất thích. Em nên học ngành nào để ra trường có thể làm game trên di động ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT polytechnic:

Chào em, sự phát triển mạnh mẽ của các game trên thiết bị di động trong những năm gần đây đỏi hỏi một lực lượng đội ngũ biết lập trình di động cao. Nhu cầu này càng cao khi sự xuất hiện của Nguyễn Hà Đông với game “flappy bird" làm khuynh đảo toàn thế giới game. Em có thể theo học ngành Lập trình máy tính – thiết bị di động. Trong ngành này có đào tạo về Lập trình Game em nhé. Em có thể tham khảo thêm về ngành này tại đây.

Trần Quang Anh – Đống Đa – Hà Nội

Thưa GS Cao Văn Sâm, Giáo sư có thể chia sẻ quan điểm về việc dạy nghề, hướng nghiệp cho con cái đối với bậc làm cha mẹ? Giáo sư có thể cho biết xu hướng ngành nghề đang thịnh hành, có nhu cầu nhân lực cao hiện nay là gì?

PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề:

Hiện nay chúng ta thấy một tín hiệu rất vui là công tác hướng nghiệp chọn nghề đã có chiều hướng tích cực, nhiều bố mẹ đã có kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm hướng dẫn các con để hướng nghiệp thành công. Chúng ta nên cung cấp cho các em những thông tin về các ngành nghề, trình độ, trường đào tạo cũng như nhu cầu giải quyết việc làm của thị trường lao động để các con tự suy nghĩ và căn cứ vào các điều kiện về trình độ, sở trường để lựa chọn cho phù hợp sao cho học xong cơ hội việc làm rộng mở hơn.

Hiện tại, ngành nghề nào và học ở trình độ nào chúng ta cũng cần lao động có cơ cấu số lượng phù hợp và đặc biệt có chất lượng phù hợp đáp ứng với nhu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nếu lựa chọn ngành nghề phù hợp và học tập có chất lượng thì ngành nghề nào cũng là hot với bạn. Có một số ngành nghề có nhu cầu nhân lực lớn như nghề kĩ thuật: Hàn, cắt gọt kim loại... các nghề có tính chất công nghệ kỹ thuật như công nghệ oto các ngành công nghệ chế biến mà nhu cầu nước ta cần rất lớn, như các nghề cần kiến thức lớn như du lịch, công nghệ thông tin, nghề trong lĩnh vực xây dựng…

Nguyễn Như Quỳnh – Mobile : 092778xxxx – Email : quynxxx@yahoo.com

Thưa thầy Thành, con trai tôi rất nhút nhát và cũng không giỏi tiếng Anh. Tôi được biết FPT Polytechnic có môi trường học tập hiện đại, năng động, nhưng sợ con mình không bắt nhịp được. Xin thầy cho tôi lời khuyên để có thể vừa cho con học ở trường, vừa giúp con hòa đồng, cải thiện các kỹ năng sống? Xin cảm ơn thầy!

Thầy Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT polytechnic

Lợi thế của sinh viên FPT Polytechnic là việc được đào tạo các môn về ngoại ngữ và kĩ năng mềm trong quá trình học. Thực tế cho thấy rất nhiều sinh viên mới vào trường thường rất nhút nhát nhưng trải qua qua trình học tập và rèn luyện tại trường, các em đã năng động hẳn lên, tự tin giao tiếp và rất chủ động tìm kiếm các cơ hội học tập và làm việc. Cơ hội sẽ chỉ đến với những người luôn chủ động. Các sinh viên sẽ được phân loại đầu vào để theo các lớp Tiếng Anh với các trình độ tương ứng. Với cách đào tạo kết hợp giữa việc tương tác trên mạng và học trực tiếp với giảng viên tại trường, các sinh viên với tư duy trung bình đã có rất nhiều cải thiện và tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Anh cho công việc và giao tiếp với người nước ngoài. Rất vui nếu có dịp được tiếp đón anh chị và cháu ghé thăm cơ sở đào tạo tại Hà nội để được tư vấn thêm.

Phạm Quỳnh Yến – Mobile: 098654xxx – Email: quynhxxx@yahoo.com

Chào anh Sơn, anh cho em hỏi là anh đánh giá nhu cầu nguồn lực ngành CNTT hiện nay như thế nào? Trong tuyển dụng, anh dựa vào những căn cứ, tiêu chuẩn gì để lựa chọn được ứng viên phù hợp?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI:

Thị trường CNTT Hiện nay vẫn đang trong giai đoạn Phát triển mạnh, vì thế nhu cầu về Nguồn lực CNTT là rất lớn, nhu cầu Tuyển dụng của các đơn vị CNTT luôn liên tục và còn phát triển mạnh trong nhiều năm tới.

Theo thống kê của Vietnamworks năm 2013 số đầu việc tuyển dụng IT là 6700 đầu việc thì năm 2016 tăng lên 15 000 đầu việc.

Tại FSI, chúng tôi ưu tiên số 1 vào thái độ và tính cách ứng viên như: Tính trung thực, chủ động, tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể, ham học hỏi sau đó đến Kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm tùy vào từng vị trí công việc.

Trần Đăng Lê – Mobile: 0168957xxxx – Email: danglexxx@yahoo.com

Bác Sâm ơi, cháu không biết nên lựa chọn ngành nghề như thế nào, dù đã học lớp 12 rồi. Cháu lăn tăn giữa học Cao đẳng và Đại học, xin bác cho cháu một lời khuyên được không ạ?

PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề:

Chào bạn Trần Đăng Lê, cháu lăn tăn khi chọn trình độ học khi học lớp 12 là cần thiết nhưng cháu cũng ko nên dành quá nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề lăn tăn trên mà trước mắt nên tập trung học thật tốt những tháng cuối của lớp 12 và thi tốt nghiệp. Nếu trình độ học của cháu tốt thì cháu vẫn nên thi những trường phù hợp vơi khả năng vì chúng ta vẫn khuyến khích phát triển nhân tài. Nếu học xong lớp 12 cháu có nhu cầu tìm việc làm ngay cháu có thể học các ngành nghề, vì học nghề mất ít thời gian hơn nhưng tỉ lệ có việc làm phổ biến trên 70%. Trong quá trình làm việc, nếu xuất hiện nhu cầu làm việc cao hơn, chúng ta có thể vừa làm vừa học lên trình độ cao hơn. Lựa chọn học trình độ nào là do bạn tự suy nghĩ cân nhắc và quyết định cho phù hợp, kể cả phù hợp với sở trường và năng khiếu.

Chúc bạn thành công.

Hoàng Thúy Kiều – Mobile : 092612xxxx – Email : maihhxxx@yahoo.com

Thưa ông Sơn, ngày nay xã hội quan trọng bằng cấp thì theo một nhà tuyển dụng như ông bằng cấp có giá trị như thế nào khi hiện nay tình trạng bằng giả hoặc không có thực lực vẫn diễn ra?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

Trong thị trường Lao động nói chung, và thị trường CNTT thông tin nói riêng với tiêu chí hiện nay là “người thật việc thật” thì bằng giả hoặc không có thực lực sẽ dần dần không thể tổn tại, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nếu vẫn có tình trạng bằng giả hoặc không có thực lực thì nhân sự đó cũng không thể phát triển được.

Còn người có bằng cấp, có kỹ năng chuyên môn, có thái độ làm việc tốt chắc chắn sẽ phát triển.

Trên góc độ quản trị, tôi vẫn khuyến khích các bạn nên học xong tấm bằng đại học/cao đẳng cho lộ trình phía trước của các bạn được thuận lợi và nhiều cơ hội hơn.

Lâm Ngọc Qúy – Mobile : 097271xxxx – Email : lamngocquyxxx@yahoo.com

Chào anh Sơn! Em là sinh viên FPT Polytechnic có ý định khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Xin anh chia sẻ đôi lời khuyên để có thể “làm chủ” ạ?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

Cá nhân tôi rất khuyến khích các bạn mạnh dạn khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT nếu các bạn có năng lực, đam mê, kiên trì, kỷ luật bản thân. Tôi cũng chia sẻ theo trải nghiệm của bản thân để có 1 Doanh nghiệp lớn, thành công trong bất kỳ lĩnh vực gì, những người sáng lập cần sẵn sàng làm việc với 100% đam mê suốt 12h 1 ngày 7 ngày 1 tuần trong nhiều năm liên tục. Trên thực tế có dưới 2% các Doanh nghiệp thành công và phát triển lớn mạnh sau 10 năm khởi nghiệp. Tôi hy vọng với phong trào khởi nghiệp và môi trường được chính phủ quan tâm sâu sắc như hiện tại trong tương lai, số DN khởi nghiệp thành đạt và lớn mạnh sẽ tăng cao.

PGS TS. Cao Văn Sâm đang tư vấn cho độc giả Dân trí.
PGS TS. Cao Văn Sâm đang tư vấn cho độc giả Dân trí.

Hoàng Anh Tuấn – Mobile: 0168425xxxx – Email: tuan4xxx@yahoo.com

Thưa ông Sâm, hiện nay, chúng ta đang xây dựng các trường dạy nghề chất lượng cao. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn chú trọng vào việc chọn các trường đại học. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

PGS. TS Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề:

Nếu học sinh có trình độ, năng lực chọn học đại học chúng ta cũng hết sức khuyến khích vì đó là 1 trong những hướng đào tạo nhân tài cho đất nước nhưng những bạn có trình độ năng lực còn hạn chế thì chắc lựa chọn đó chưa thích hợp mà chúng ta nên suy nghĩ đến việc lựa chọn học những trình độ đào tạo khác nhau, trong đó học trong những trường nghề chất lượng cao có rất nhiều, đó là được học trong môi trường có đầy đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng, nhiều nghề sau học 100% có việc làm và nếu có nhu cầu nâng cao năng lực quản lý ta có thể học nâng cao năng lực. Do đó tôi khuyên các bạn đừng có chọn bất cứ cái gì theo trào lưu mà quan trọng nhất là lựa chọn phù hợp với năng lực trình độ và nhu cầu doanh nghiệp.

Chúc các bạn có lựa chọn đúng đắn.

Trần Tuấn Hải – Mobile: 0162563 – Email: hai24xxx@yahoo.com

Thưa thầy Thành, em nghĩ việc làm rất quan trọng với người trẻ nhưng bằng cấp cũng quan trọng không kém. Em muốn hỏi là bằng do Cao đẳng thực hành FPT có phải bằng chính quy không ạ? Nếu em muốn sau khi học thành nghề, liên thông lên Đại học thì có được không và có thuận lợi gì không nếu là sinh viên FPT Polytechnic ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic

Chào em, bằng cho Cao đẳng thực hành FPT cấp là bằng cao đẳng chính quy do Bộ Lao động thương binh xã hội cấp. Sau khi ra trường em có thể thi liên thông lên Đại học có ngành nghề tương ứng.

Với sinh viên trường CĐ thực hành FPT Polytechnic, trong suốt 2 năm 4 tháng học tập tại trường, em được tập trung học chuyên ngành rất nhiều, đây là hành trang tri thức quý báu để em có thể tiếp tục học lên những bậc học cao hơn mà không sợ bị rỗng kiến thức hay không bắt nhịp được với bậc học mới.

Em cũng nên cân nhắc định hướng học tập của mình là học để đi làm ngay hay học để đi học tiếp cho phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân.

Nguyễn Hải Lam – Mobile: 0168975xxxx – Email: lam7xxx@yahoo.com

Chào thầy Thành, em thấy tên trường là Cao đẳng thực hành, vậy khi học có phải sinh viên sẽ học thực hành là chủ yếu, và tiếp xúc với những công việc giống như thực tiễn sau này đi làm không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em. FPT Polytechnic giúp sinh viên tiếp thu kiến thức và kĩ năng thông qua hình thức học tập theo dự án (Project Based Learning - PBT). Cách làm này khá mới so với mô hình học tập truyền thống khi giao dự án cuối kì. Ở cách học PBT, sinh viên được giao một dự án từ đầu kỳ và từng một học sẽ giải quyết một phần dự án cho đến cuối kì thì với những môn đã học sinh viên hoàn toàn giải quyết được dự án được giao. Mô hình này giống với việc đi làm thực tế khi nhân viên được giao việc ngay từ đầu và tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ để hoàn thành công việc. Thêm vào đó, thời lượng học thực hành chiếm 60-80% giúp sinh viên vững tay nghề và tự tin hơn khi bước vào công việc thực tế khi ra trường.

Nguyễn Minh Thúy – Mobile : 096561xxxx – Email : thuytxxx@yahoo.com

Chào thầy Thành. Tôi là cán bộ công chức, tôi thấy nhiều sinh viên kể cả Đại học sau khi ra trường đi làm thì những kỹ năng cơ bản như tin học văn phòng, kỹ năng nói, thuyết trình vẫn còn kém. Vậy nhà trường sẽ làm gì để giúp sinh viên của mình cải thiện được những điểm đó sau khi ra trường?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào chị Thuý, các kĩ năng tin học và kĩ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm là những kỹ năng hết sức cần thiết trong công việc hiện đại. Từ khi thành lập FPT Polytechnic tới nay chúng tôi đã đưa những môn này vào chương trình đào tạo chính khoá giúp sinh viên tự tin với công việc sau khi ra trường.

Trần Đào Thu – Mobile : 093227xxxx – Email : trandaoxxx@yahoo.com

Rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu kinh nghiệm với các ứng viên, vậy những sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thì phải làm gì để được tuyển dụng, thưa anh Sơn? Về phía doanh nghiệp anh thì yêu cầu với sinh nghiệm như thế nào?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI:

Nói sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm là không đúng vì ngoài việc học chính trên trường, rất nhiều bạn còn tham gia vào các hoạt động phong trào, hoạt động xã hội, đi làm thêm... đó chính là nguồn vốn kinh nghiệm quý báu cho các bạn sinh viên mới ra trường. Với công ty FSI, chúng tôi vẫn nhận những sinh viên chưa có kinh nghiệm vào thực tập tại nhiều vị trí khác nhau như : Nhân viên văn phòng, hỗ trợ kinh doanh, triển khai dự án CNTT….

Kinh nghiệm rất quan trọng nhưng không phải là tất cả, chúng tôi sẽ đào tạo các nhân viên mới, nhưng điều quan trọng nhất nằm ở chính các bạn, các bạn cần có thái độ tích cự, chủ động, trau rồi kiến thức và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết.

Ông Nguyễn Hùng Sơn trong buổi tọa đàm trực tuyến.
Ông Nguyễn Hùng Sơn trong buổi tọa đàm trực tuyến.

Phương Thảo – Mobile: 098997xxxx – Email: thao97xxx@yahoo.com

Thưa thầy Thành Tôi muốn cho con học kế toán để phục vụ việc kinh doanh gia đình, hiện nay có nhiều phần mềm ứng dụng cho công việc này. Nhà trường có hướng dẫn sinh viên kế toán máy không? Liệu ra trường có thể tiếp quản công việc được hay không?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào chị Hương, chương trình kế toán của trường dùng kế toán máy trên các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay. Các tài liệu thực tập của sinh viên chủ yếu là sổ sách thật nên mặc dù chương trình đào tạo là 7 học kì tương đương với 2 năm 4 tháng thì ngay học kì số 4 các em đã có thể làm được các công việc của một kế toán viên. Hiện nghề kế toán chỉ đào tạo duy nhất tại cơ sở FPT Polytechnic tại HCM, chị có thể dẫn cháu đến tham khảo trực tiếp tại cơ sở.

Phương Thảo – Mobile: 098997xxxx – Email: thao97xxx@yahoo.com

Thưa thầy Thành. Tôi muốn cho con học kế toán để phục vụ việc kinh doanh gia đình, hiện nay có nhiều phần mềm ứng dụng cho công việc này. Nhà trường có hướng dẫn sinh viên kế toán máy không? Liệu ra trường có thể tiếp quản công việc được hay không?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào chị Phương Thảo, chương trình kế toán của trường dùng kế toán máy trên các phần mềm kế toán phổ biến hiện nay. Các tài liệu thực tập của sinh viên chủ yếu là sổ sách thật nên mặc dù chương trình đào tạo là 7 học kì tương đương với 2 năm 4 tháng thì ngay học kì số 4 các em đã có thể làm được các công việc của một kế toán viên. Hiện nghề kế toán chỉ đào tạo duy nhất tại cơ sở FPT Polytechnic tại HCM, chị có thể dẫn cháu đến tham khảo trực tiếp tại cơ sở.

Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có tỉ lệ ra trường có việc làm cao, lên tới 98%.
Sinh viên Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có tỉ lệ ra trường có việc làm cao, lên tới 98%.

Bùi Quang Hùng - Email Hungbqxx@gmail.com –Mobile: 09735619xx

Chào anh Sơn! Theo ý kiến của anh sinh viên có nên đi làm thêm không? Một số người cho rằng thời gian đi làm thêm đấy để tập trung vào việc học sẽ tốt hơn, sau này ra trường đi làm sau vì quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường là tốt nhất để tích lũy kiến thức, không phải để đi làm vì những công việc làm thêm thường là công việc không đòi hỏi chuyên môn, sẽ không giúp ích được gì cho công việc sau này của các bạn?

Ông Nguyễn Hùng Sơn:

Chào anh Hùng, theo quan điểm của tôi, như các cụ ta nói là học đi đôi với hành nghĩa là sau khi học các khái niệm lý thuyết chúng ta cần có trải nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm những gì chúng ta học được là đúng hay sai, từ đó tự đúc rút ra tri thức cho bản thân mình. Do đó, việc đi làm thêm sẽ giúp cho sinh viên củng cố thêm những kiến thức mình học được và có thêm những kinh nghiệm phục vụ công việc sau này. Tuy nhiên các bạn sinh viên cần biết sắp xếp thời gian để việc đi làm thêm không ảnh hưởng đến việc học.

Về việc lựa chọn các công việc làm thêm, những năm đầu các bạn có thể lựa chọn công việc nào dễ được tuyển dụng, tuy không đòi hỏi chuyên môn nhưng các bạn có thể học được những kỹ năng xã hội như giao tiếp, giải quyết vấn đề và xây dựng các mối quan hệ. Còn những năm cuối tôi khuyên các bạn nên chọn những công việc có liên quan đến lĩnh vực nghề nghiệp của mình hoặc xin thực tập học việc tại các doanh nghiệp mà sau này mình định hướng xin việc. Như vậy sẽ vừa có thu nhập lại vừa có kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau khi ra trường.

Hà Thu- Mobile: 0168970xxxx – Email: thu2xxx@yahoo.com

Chào anh Thành, Tôi muốn cho con chuyển từ trường đại học cháu đang học sang học Nghề tại FPT Polytechnic thì có được không và xin anh hướng dẫn các thủ tục cần thiết nếu được ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic

Cảm ơn chị đã tin tưởng vào trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic, các thủ tục chuyển trường rất đơn giản, chị có thể tham khảo tại caodang.fpt.edu.vn sau để làm thủ tục chuyển trường tại cơ sở gần nhất. Hẹn gặp chị và cháu tại FPT Polytechnic.

Môi trường học đề cao thực hành, thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên FPT Polytechnic có khả năng cạnh tranh cao, nhanh làm được việc trong môi trường thực tế.
Môi trường học đề cao thực hành, thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên FPT Polytechnic có khả năng cạnh tranh cao, nhanh làm được việc trong môi trường thực tế.

Trần Thị Mai – Mobile: 0164236xxx – Email: mymxxx@yahoo.com

Thưa GS TS Cao Văn Sâm, ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay? Theo ông, việc đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người trẻ cần sự thay đổi gì để chấm dứt tình trạng này?

GS TS Cao Văn Sâm: Đây là 1 câu hỏi rất hay, rõ ràng chúng ta không hề mong muốn các bạn học xong đại học lại phải thất nghiệp nhưng trong những năm gần đây, đây lại là một thực tế ở nước ta. Theo tôi có mấy nguyên nhân:

1. Dự báo cung cầu về sử dụng nhân lực của chúng ta chưa sát với tình hình

2. Công tác tư vấn hướng nghiệp chưa hiệu quả và đặc biệt kiến thức , kĩ năng của những người làm công tác hướng nghiệp còn phải tiếp tục hoàn thiện

3. Cơ cấu trình độ đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu sử dụng nguồn nhân lực

4. Chính là từ các bạn chúng ta chưa chọn đúng ngành đúng nghề đúng trình độ, đúng sở trường.

Có thể còn nhiều nguyên nhân khác nữa nhưng theo tôi đó là những nguyên nhân cơ bản.

Chúc các bạn lựa chọn phù hợp, để tránh thất nghiệp sau khi học và không phải liên thông ngược.

Lê Văn Bách- Mobile: 0167851xxxx – Email: bluexxx@yahoo.com

Thưa PGS TS Cao Văn Sâm, thực tế cho thấy, một số trường nghề có sự liên kết với các doanh nghiệp, còn lại phần lớn chưa đạt hiệu quả trong việc kết nối với các doanh nghiệp. Vậy điều này có gây lãng phí đầu tư chất lượng đào tạo nghề không, thưa ông?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Khẳng định với bạn là có, bởi vì cốt lõi căn bản của đào tạo nghề là đào tạo kĩ năng cho người học. Để đào tạo kĩ năng cho người học thì các cơ sở đào tạo cần gắn kết với các doanh nghiệp, từ chuẩn đào tạo, chuẩn đầu ra đến phát triển chương trình, tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá và sử dụng. Khi các trường gắn kết với doanh nghiệp không những phát huy được trang thiết bị trong sản xuất để hình thành kĩ năng thật mà còn có cơ hội làm quen với môi trường sản xuất. Học xong chúng ta có thể thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp ngay. Như vậy hiệu quả cao hơn và giảm được sự lãng phí.

Kinh nghiệm những trường nào liên kết với doanh nghiệp càng sâu thì hiệu quả càng cao. Hi vọng các trường liên kết với doanh nghiệp còn ở mức độ hoặc chưa có liên kết cần sớm hình thành với bộ phận quan hệ doanh nghiệp để tăng cường sự liên kết xem hai nhân tố này là 1 quá trình biện chứng trong quá trình đào tạo.

Trần Tuấn Hải – Mobile: 0162563 – Email: hai24xxx@yahoo.com

PGS TS Cao Văn Sâm có thể cung cấp cho người theo dõi chương trình như chúng tôi những thông tin tổng quan nhất về xu hướng ngành nghề, việc làm hiện nay? Ông đánh giá như thế nào về vai trò bằng cấp trong quá trình đi xin việc?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Ở VN chúng ta có thể nói hiện nay thị trường lao động rất sôi động, thị trường lao động VN ví như thị trường lao động thế giới thu nhỏ vì ta có đại diện đủ các loại công nghệ trong sản xuất, đó là công nghệ sản xuất hiện đại nhất trên thế giới có mặt ở VN đến từ các doanh nghiệp trên thế giới. Công nghệ sản xuất khá của các doanh nghiệp VN liên kết với các công nghệ của các nước tiên tiến trên TG và ta còn các công nghệ sản xuất lạc hậu. Khi công nghệ thay đổi đòi hỏi sự đào tạo thay đổi. Khi đó đòi hỏi lao động của chúng ta cạnh tranh lẫn nhau mà còn cạnh tranh với các nước trên thế giới. Muốn cạnh tranh được thì chúng ta phải có kiến thức, kĩ năng, thái độ nghề nghiệp (năng lực thực hiện). Trên thực tế bằng cấp cao nhưng chưa chắc đã có năng lực thực hiện tốt, nên bằng cấp trở thành cơ sở so sánh trong đào tạo chứ không phải là tất cả nhu cầu của doanh nghiệp trong đào tạo lao động.

Chúc các bạn có kiến thức kĩ năng thái độ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đào Ngọc Quý – Mobile : 096221xxxx – Email : ngocquyxxx@yahoo.com

Thưa thầy Thành, con trai tôi kể, cháu có quen rất nhiều sinh viên FPT Polytechnic vừa ra trường đã xin được việc làm lương cao lên đến cả chục triệu đồng và đòi tôi cho đi học tại FPT Polytechnic thay vì đi học đại học. Tôi muộn tận tai nghe thầy chia sẻ về thực tế này ạ? Nếu thực vậy, thầy có thể cho biết chương trình đào tạo tại Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có gì đặc biệt hơn những cơ sở khác mà nhà trường có được kết quả này?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào chị! Câu chuyện em nhà mình kể là hoàn toàn chính xác, sinh viên Cao đẳng FPT ngay từ khi chưa ra trường đã có thể đi làm và được một số doanh nghiệp nhận vào. Thực tế là có 98% sinh viên ra trường đều có việc làm luôn trong vòng 1 năm đầu tiên với mức lương trung bình là 6.800.000đ/tháng. Có được kết quả đáng mừng trên là do chương trình đào tạo của trường gắn liền với thực tế, các em được thực hành từ 60-80% suốt quá trình học, vì vậy ngoài kiến thức sách vở các em còn có những kinh nghiệm thực, được rèn luyện kỹ năng mềm, tịn học và ngoại ngữ. Ngoài ra nhà trường còn có bộ phận quan hệ doanh nghiệp sẽ hỗ trỡ các em tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường.

Minh Tam – Email Txxxx@gmail.com –Mobile: 0985848xxx

Thưa anh Sơn, em có dự định theo học ngành quản trị kinh doanh nhưng bố mẹ em nói ngành đó khó xin việc. Nên học kế toán thì mới có nghề cụ thể, em thấy bố mẹ nói cũng có những điểm đúng nhưng lại không thích ngành kế toán lắm. Anh có thể cho em biết một sinh viên học quản trị kinh doanh ra có thể làm những vị trí nào ở doanh nghiệp được không ạ? Em cảm ơn.

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI:

Học ngành quản trị kinh doanh ra có thể làm được rất nhiều vị trí công việc khác nhau từ nhân viên văn phòng, kinh doanh, marketing, hành chính nhân sự. Thật ra việc học ở trong trường sẽ chỉ trang bị cho các bạn về kiến thức cơ bản và kỹ năng tư duy, còn khi vào doanh nghiệp thì các doanh nghiệp sẽ phải đào tạo các bạn rất nhiều về những kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng công việc thực tế. Cá nhân tôi khuyên bạn lựa chọn ngành nghề dựa trên các tốt chất và năng lực của bản thân, mình có lợi thế về lĩnh vực gì thì chọn học về lĩnh vực đó thì cơ hội bạn xin được việc làm và quan trọng là thành công về lâu dài sẽ là rất cao.

Tạ Hiền – Email tahienxx@gmail.com –Mobile: 09445072xx

Là cha mẹ của những đứa con đang ở độ tuổi học cấp 3, chúng tôi nên định hướng nghề nghiệp cho các cháu như thế nào cho phù hợp với bối cảnh hiện nay? Tôi lo lắng khi cho con gái học chuyên Tin, sau này cháu có thể thi vào trường nào ạ? Xin việc ở những cơ quan nào cho phù hợp?

Ông Vũ Chí Thành:

Chào chị Hiền, theo tôi, chị nên căn cứ vào khả năng của cháu, niềm đam mê và nhu cầu của xã hội. Thiếu bất cứ một trong 3 yếu tố trên thì đều không đảm bảo tương lai bền vững được.

Ngoài ra, trong bất cứ ngành nghề nào cũng có những vị trí phù hợp cho cả nam và nữ. Chị đừng quá lo vì trong ngành IT có rất nhiều vị trí phù hợp cho cháu và cũng phù hợp với đặc tính của nữ giới như cẩn thận, tỉ mỉ. Cũng mong chị ủng hộ đam mê của cháu để cháu có thể thành công lâu dài. Chúc chị và cháu chọn được nghề phù hợp.

Là một chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận, tọa đàm “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” thu hút khối lượng rất lớn các hỏi của độc giả gửi về.
Là một chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận, tọa đàm “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” thu hút khối lượng rất lớn các hỏi của độc giả gửi về.

Lê Hải Anh – Mobile: 0168932xxxx – anh14xxx@gmail.com

Chào thầy Thành! Thầy cho em hỏi học phí tại trường mình là bao nhiêu ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, hiện tại mức học phí của trường được chia theo các khối ngành và cơ sở khách nhau cụ thể như sau:

- Khối ngành công nghệ thông tin:

+) 5.200.000đ/học kỳ cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh

+) 4.160.000đ/ học kỳ cơ sở Đà Nẵng và Tây Nguyên

- Khối ngành kinh tế:

+) 4.400.000đ/học kỳ cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh

+) 3.520.000đ/học kỳ cơ sở Đà Nẵng và Tây Nguyên

- Khối ngành Du lịch – Lữ hành – Nhà hàng – Khách sạn

+) 8.000.000đ/học kỳ cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh ( đã bao gồm học phí Tiếng Anh)

+) 6.400.000đ/học kỳ cơ sở Đà Nẵng ( đã bao gồm học phí Tiếng Anh)

- Học phí Tiếng Anh

+) 2.400.000đ/học kỳ cơ sở Hà Nội và Hồ Chí Minh

+) 1.920.000đ/học kỳ cơ sở Đà Nẵng và Tây Nguyên

Trần Quốc Anh – Mobile: 097851xxx – Gmail: quocanhmagicxxx@gmail.com

Thưa thầy Thành, Em muốn nhập học tại trường mình, anh (chị) có thể cho em hỏi cách thức tuyển sinh năm nay của trường mình được không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, năm nay trường tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ THPT. Sau khi Tốt nghiệp THPT là em đã đủ điều kiện để xét tuyển vào trường rồi nhé!

Hoàng Hải Quỳnh – Email hoanghaiquynhxx@yahoo.com – 098846xxxx

Em thấy anh Sơn nhìn khá trẻ, anh có thể chia sẻ một chút về quá trình anh hình thành công ty FSI không, thời là sinh viên anh đã từng nghĩ có ngày mình sẽ trở thành tổng giám đốc một công ty chưa ạ? Anh có từng là một sinh viên giỏi không ạ?

Ông Nguyễn Hùng Sơn:

Cảm ơn bạn Quỳnh, tôi xin chia sẻ ngắn gọn về câu chuyện khởi nghiệp của công ty FSI: Cách đây 10 năm, tôi và một người bạn cùng lớp đại học đã sáng lập ra công ty FSI và sau đó có 1 bạn học cùng lớp học tiến sĩ ở nước ngoài về đã cùng tham gia. Ban đầu chúng tôi chỉ kinh doanh về lĩnh vực máy văn phòng nhưng sau đó công ty đã thay đổi chiến lược và tập trung vào mảng cung cấp giải pháp công nghệ trong lĩnh vực số hóa. Trải qua nhiều thăng trầm, được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều anh em, bạn bè, đối tác, khách hàng, hiện tại, FSI được đánh giá là đơn vị dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực số hóa tại Việt Nam và đang hướng ra thị trường quốc tế. Chúng tôi là 1 trong số ít các đơn vị có trung tâm nghiên cứu phát triển gồm nhiều tiến sĩ được đào tạo ở các nước có nền khoa học công nghệ phát triển và đã nghiên cứu thành công 1 số công nghệ có giá trị như: công nghệ nhận dạng tiếng Việt (OCR), công nghệ bóc tác thông tin tự động, công nghệ số hóa các loại giản đồ giúp khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí trên 50% so với sử dụng công nghệ của nước ngoài.

Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo giúp Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có thể trang bị kiến thức sát với thực tế cho sinh viên.
Liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình đào tạo giúp Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có thể trang bị kiến thức sát với thực tế cho sinh viên.

Thời sinh viên tôi học trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện là 1 trong số các trường dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Tôi là 1 trong 10 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi được giữ lại trường nhưng tôi đã chọn ra thị trường làm kinh doanh. Tôi chưa từng có suy nghĩ mình sẽ trở thành tổng giám đốc mà luôn có suy nghĩ tìm tòi làm sao để giải quyết được nhiều vấn đề của xã hội, mang lại giá trị ngày càng cao hơn cho khách hàng và cộng đồng. Tôi tin rằng, nếu chúng ta không ngừng học hỏi, rèn luyện bản thân, xây dựng những mối quan hệ tốt và quan trọng là hành động nhanh, quyết liệt, không lo sợ thì sớm muộn chúng ta cũng sẽ thành công. Nếu không đòi hỏi chuyên môn, sẽ không giúp ích được gì cho công việc sau này của các bạn.

Hoàng Hải Quỳnh – Email hoanghaiquynhxx@yahoo.com – 0988465983

Cảm ơn anh Sơn về câu trả lời rất đầy đủ, em đang là sinh viên của FPT Polytechnic, sau khi tôt nghiệp em sẽ apply vào công ty anh. Hẹn gặp lại anh.

Lê Minh Hằng – Mobile: 0978542xxx – Email: tieuthanhvixxx@gmail.com

Thưa thầy Thành, thầy cho em hỏi trường mình đào tạo những ngành nào với ạ?

Thầy Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic

Chào em, hiện nay FPT Polytechnic đang đào tạo 3 khối ngành chính là:

- Công nghệ thông tin: Thiết kế website, Ứng dụng phần mềm, Lập trình máy tính- thiết bị di động, Thiết kế đồ họa

- Kinh tế kinh doanh: Quản trị doanh nghiệp- Marketing & Sale, Truyền thông (PR) và tổ chức sự kiện, Thương mại điện tử ( Digital – Online Marketing)

- Du lịch lữ hành – nhà hàng khách sạn

Ngoài ra trong năm 2017, trường mở thêm ngành thẩm mỹ - làm đẹp liên kết với Hàn Quốc đào tạo các ngành: Thiết kế tạo mẫu tóc, Chăm sóc da và Spa, Công nghệ Nail, Trang điểm ( Make up).

Chu Hà Anh – Mobile: 098754xxxx – Email: haanh7xxx@yahoo.com

Thưa PGS TS Cao Văn Sâm, theo ông, cha mẹ nên định hướng nghề nghiệp như thế nào cho con thì hợp lý trong bối cảnh hiện nay?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Thực ra rất đơn giản, việc đầu tiên phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức và nhu cầu thị trường hiện nay một cách chính xác, và tôi nghĩ phụ huynh nếu hướng nghiệp cho các con nên cung cấp thông tin một cách trung thực và khuyên các con nên lực chọn trình độ ngành nghề, trường phù hợp năng lực, sở trường của mình là cách tư vấn hiệu quả, chất lượng. Không nên bắt các con phải học ngành này nghề này, trình độ này trong khi các con không mong muốn.

Chúc các bậc phụ huynh tiếp tục thay đổi định hướng nghề nghiệp cho các bạn trẻ.

Lê Ngọc Thái – Moblie: 0168975xxxx – Email: thaixxx@yahoo.com

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, chúng ta cần đào tạo nghề như thế nào cho hợp lý, giảm tỉ lệ thất nghiệp thư bác Sâm?

PGS - TS. Cao Văn Sâm:

Cháu còn ít tuổi nhưng câu hỏi của cháu rất lớn lao. Đào tạo nghề không có cách nào khác vẫn phải đảm bảo mục tiêu truyền thống là dạy nghề gắn với nhu cầu việc làm, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm. Do đó, câu hỏi của bạn chính là mục tiêu dạy nghề.

Để giải quyết mục tiêu trên, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam mới thông qua Luật giáo dục nghề nghiệp trong các điểm đổi mới của Luật giáo dục nghề nghiệp hướng về mục tiêu đổi mới các nội dung trên. Bộ LĐTBXH đang xây dựng đề án đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trong đó có đề cập 1 loạt các giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu trên.

Bác mong cháu tiếp tục tâm huyết để trao đổi với bác về nội dung này nhé.

Nhiều Doanh nghiệp đánh giá cao sinh viên FPT Polytechnic và xúc tiến các chương trình hợp tác bền vững với FPT Polytechnic trong quá trình đào tạo.
Nhiều Doanh nghiệp đánh giá cao sinh viên FPT Polytechnic và xúc tiến các chương trình hợp tác bền vững với FPT Polytechnic trong quá trình đào tạo.

Hoàng Hải Anh – Mobile: 0168971xxxx – Gmail: haianxxx@gmail.com

Thầy Vũ Chí Thành cho em hỏi em đang muốn theo học ngành Thiết kế đồ họa nhưng em không biết ra trường sẽ làm việc gì, anh (chị) có thể tư vấn cho em được không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, thiết kế đồ họa công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng trong công nghiệp quảng cáo và truyền thông. Với sự hỗ trợ đắc lực của Công nghệ thông tin, việc thiết kế đồ họa trở nên dễ dàng hơn. Sau khi TN ngành TKĐH tại trường Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic em sẽ được cung cấp các kiến thức cần thiết về đồ họa cùng kỹ năng sử dụng các phần mềm thiết kế để em có thể bắt đầu sáng tạo. Các vị trí công việc em có thể đảm nhận đó là:

- Chuyên viên thiết kế đồ họa 2D, 3D

- Chuyên viên thiết kế dàn trang, chế bản điện tử, thiết kế in ấn, biên tập ảnh số.

- Chuyên viên thiết kế giao diện cho Website.

- Chuyên viên thiết kế quảng cáo, marketing.

- Chuyên viên xử lý ảnh làm việc tại các studio.

- Phụ trách mỹ thuật tại các doanh nghiệp.

Phạm Hải Yến – Mobile: 0987541xxxx – Email: yencutexxx@gmail.com

Nếu em học ngành Du lịch, nhà hàng khách sạn tại trường mình thì có được đi thực tế nhiều không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, FPT Polytechnic áp dụng phương pháp học Project based Learning (học tập qua dự án thật) và phương pháp giảng dạy Blended Learning (học tập kết hợp) với 70% thời gian là thực hành giúp sinh viên phát triển một cách toàn diện các kỹ năng phục vụ công việc.

- Đối với ngành du lịch: Em sẽ được học nghiệp vụ và thực hành hướng dẫn du lịch, thiết kế và điều hành Tour, nghiệp vụ thanh toán, kế toán, và thực hành hướng dẫn du lịch tại các công ty du lịch, khách sạn, resort… nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng

- Đối với ngành Nhà hàng, khách sạn: Em sẽ đươc học và thực hành nghiệp vụ và thực hành nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ bar, nghiệp vụ thanh toán, kế toán, quản trị nhà hàng và quản lý cơ vật chất trong nhà hàng tại các nhà hàng, khách sạn, resort nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng.

Vũ Đức Mạnh – Mobile: 0168961xxxx – Email: manhxxx@yahoo.com

Thưa GS TS Cao Văn Sâm, ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay? Theo ông, việc đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người trẻ cần sự thay đổi gì để chấm dứt tình trạng này?

Bạn cố gắng tham khảo các câu trả lời trên nhé.

Lê Thu Hà – Mobile : 092711xxxx – Email : ha97xxx@yahoo.com

Thưa GS TS Cao Văn Sâm, ông nhìn nhận như thế nào về thực trạng cử nhân thất nghiệp hiện nay? Theo ông, việc đào tạo nghề, hướng nghiệp cho người trẻ cần sự thay đổi gì để chấm dứt tình trạng này?

PGS. TS. Cao Văn Sâm:

Bạn cố gắng tham khảo các câu trả lời trên nhé.

Lê Phương Thảo – Mobile : 0163143xxxx – Email : thaophuongxxx@yahoo.com

Em thấy ngành Digital – Marketing đang rất hot nhưng cũng là một ngành mới. Vậy nhà trường có giới thiệu việc làm cho chúng em sau khi ra trường không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, về vấn đề việc làm, hiện 98% sinh viên FPT Polytechnic đã có được việc làm trong 1 năm sau tốt nghiệp. Đây là một con số khá cao so với các trường đào tạo hiện nay trên cả nước. Trong quá trình học tập tại trường và sau khi tốt nghiệp, sinh viên FPT Polytechnic sẽ được phòng Quan hệ doanh nghiệp hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp. Tuy nhiên, tôi nghĩ cơ hội việc làm còn phụ thuộc đặc biệt vào năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ cầu thị của sinh viên khi các nhà tuyển dụng phỏng vấn. Mức lương khởi điểm của ngành này hiện đang khá cao từ 6-8 triệu đồng/tháng theo phản hồi gần đây của các công ty tiếp nhận sinh viên FPT Polytechnic.

Với 25 tỷ thiết bị kết nối internet, 3,3 tỷ cư dân mạng xã hội, Digital & Online Marketing là lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm của hầu hết doanh nghiệp với nhu cầu nhân lực vô cùng lớn. Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 7.000 công ty quảng cáo, nhân lực đáp ứng nhu cầu cho ngành này ít nhất là 70.000 lao động. Theo những con số thống kê trên, đây đang là một ngành “thời thượng” để các bạn lựa chọn với cơ hội việc làm rộng mở.

Lê Minh Thúy – Mobile : 091345xxxx – Email : thuyminhxxx

Em muốn theo học hành PR- Tổ chức sự kiện nhưng tính em khá nhút nhát, như vậy em có theo học được không và theo học ngành này cần những tố chất gì ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em, tổ chức sự kiện là công việc không chỉ đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà còn cần đảm nhiệm các công việc không tên khác, vì vậy người làm sự kiện không những phải mạnh dạn, có khả năng chịu sức ép công việc cao mà còn phải có đủ sức khỏe để có thể cáng đáng công việc. Với bản tính nhút nhát là một bất lời với nghề này tuy nhiên trong quá trình học tập tại FPT Polytechnic, nhà trường sẽ dạy cho em những kỹ năng mềm để em có thể tự tin và mạnh dạn hơn. Chỉ cần em thực sự có đam mê theo đuổi ngành nào anh tin em có thể trở thành một nhà tổ chức sự kiện trong tương lai.

Đào Lê Khánh – Mobile: Email : khanhskxxx@yahoo.com – Mobile: 091347xxxx

Thầy Thành cho em hỏi, sau khi ra trường em muốn được làm việc tại tập đoàn FPT, em có cơ hội đó không ạ?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em,

Với tiêu chí phát triển nguồn nhân lực và ưu tiên tuyển dụng sinh viên FPT Polytechnic nên hàng năm có nhiều sinh viên TN CĐ FPT Polytechnic làm việc tại tập đoàn FPT. Ngoài ra phòng quan hệ doanh nghiệp đã và đang kết nối với hơn 250 doanh nghiệp trong và ngoài Tập đoàn FPT sẽ hỗ trợ các em tìm được việc làm phù hợp sau khi ra trường

Lê Kim Ánh - Email: Lekimanh1xxxx@gmail.com - Mobile: 09891811xx

Anh Sơn cho em hỏi ở công ty anh có nhân viên là cựu sinh viên FPT Polytechnic không? Nếu có anh đánh giá thế nào về những sinh viên này so với mặt bằng chung sv tốt nghiệp các trường khác?

Anh Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI:

Hiện tại chúng tôi mới ký thỏa thuận hợp tác về tuyển dụng với trường cao đẳng thực hành FPT và hiện có một số nhóm các bạn sinh viên đang thực tập tại công ty FSI.

Sinh viên Fpoly nhìn chung có thái độ rất tích cực, chủ động, tính kỷ luật cao, kiến thức nền tảng tốt và khả năng học hỏi nhanh

Hiện tại công ty FSI có tổng số nhân sự là 500 trên toàn quốc và liên tục tuyển dụng bổ sung. Ngoài việc hợp tác với Fpoly, chúng tôi cũng rất chào đón các bạn sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp khác đến thực tập và làm việc tại FSI. Hàng tuần chúng tôi liên tục có các khóa đào tạo về kỹ nẵng mềm cho nhân sự như: Kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về tin học văn phòng.

Van Trang – Email: Vantrangtran08xx@gmail.com - Mobile: 094388892xx

Theo em thấy, ngoài kiến thức và kỹ năng mềm là 2 điều nhà tuyển dụng luôn nói đến nhưng thực tế khi đi phỏng vấn rất nhiều nhà tuyển dụng lại quan tâm đến hình thức, tác phong. Ý kiến của cá nhân anh về vấn đề này như thế nào? Là nhà tuyển dụng anh có ưu tiên những người có hình thức đẹp hơn không?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI:

Hình thức và tác phong cũng là yếu tố rất quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên trong cuộc phỏng vấn bởi vì hình thức và tác phong sẽ phản ánh thái độ, cách tư duy, suy nghĩ và sự chuẩn bị của ứng viên. Nếu ứng viên có sự chuẩn bị tốt, thái độ chuyên nghiệp thì hình thức ăn mặc và tác phong cũng

Phải thể hiện sự chuyên nghiệp, lịch sự và phù hợp với vị trí công việc, văn hóa của doanh nghiệp mình ứng tuyển

Đối với chúng tôi có một số công việc sẽ ưu tiên về hình thức như vị trí lễ tân, nhân viên giao tiếp trực tiếp gặp gỡ khách hàng vì đó là bộ mặt của công ty. Còn các vị trí công việc khác thì hình thức chỉ là một phần và việc tuyển dụng sẽ được dựa trên tổng thể các yếu tố: thái độ, kiến thức và kỹ năng phù hợp với từng vị trí công việc.

Cơ sở vật chất hiện đại, Giáo trình chuẩn quốc tế và phương pháp đào tạo phù hợp giúp sinh viên FPT Polytechnic có thể tiếp thu kiến thức một cách bài bản, thực tế.
Cơ sở vật chất hiện đại, Giáo trình chuẩn quốc tế và phương pháp đào tạo phù hợp giúp sinh viên FPT Polytechnic có thể tiếp thu kiến thức một cách bài bản, thực tế.

Nguyễn Lan Phương – Mobile : 0982327xxxx – Email : phuonghaxxx@gmail.com

Theo thầy đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic và các trường khác?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Khối đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào em để nói về điểm khác biệt giữa FPT Polytecnic và các trường CĐ bên ngoài, tôi muốn nhấn mạnh đến 4 điểm chính

- Chương trình đào tạo Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đào tạo theo triết lí “ thực học thực nghiệp” với triết lí này em được học tập dựa trên thực tế nghề nghiệp để có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc sau khi ra trường.

- Đào tạo theo dự án thật : Em được làm việc dựa trên dự án thật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 28 tháng học tập tương đương với 28 tháng kinh nghiệm giúp sinh viên vững vàng trong sự nghiệp sau này.

- Thời gian học ngắn: Học liên tục 1 năm 3 kì trong vòng 2 năm 4 tháng

- Dạy kỹ năng mềm cho sinh viên: Kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phỏng vấn, Tiếng Anh……

Hà Gia Bảo – Mobile: 098754xxxx – Email: baoxxx@yahoo.com

Thưa anh Sơn, ngoài kiến thức thì doanh nghiệp còn đánh giá cao những tố chất gì của ứng viên ạ ? Công ty anh có tuyển sinh viên mới ra trường không, và các bạn ấy đáp ứng yêu cầu công việc thực tế ra sao ?

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

Chào bạn. Công ty chúng tôi có tuyển sinh viên mới ra trường, với những sinh viên chưa có kinh nghiệm, chúng tôi sẽ đào tạo từ đầu. Công ty tôi luôn ưu tiên các ứng viên có những tố chất sau: Sự chính trực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể, tính chủ động và tính kỷ luật

Đào Quốc Hải – Mobile : 098725xxxx – Email : quochaixxx@yahoo.com

PGS TS Cao Văn Sâm có thể cung cấp cho người theo dõi chương trình như chúng tôi những thông tin tổng quan nhất về xu hướng ngành nghề, việc làm hiện nay? Ông đánh giá như thế nào về vai trò bằng cấp trong quá trình đi xin việc?

PGS TS Cao Văn Sâm: Hiện nay, ở VN chúng ta có khoảng 2000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dạy các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và mỗi năm tuyển sinh khoảng 2 triệu, đào tạo trên 300 nghề ở trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Những nghề đang đào tạo là những nghề có nhu cầu lớn, vì không biết năng lực sở trường của bạn là gì, nên bạn nên tham khảo thêm các nhu cầu cần thiết đăng trên trang của Tổng cục dạy nghề và trang mạng của các cơ sở gd nghề nghiệp để lựa chọn cho phù hợp với năng lực và địa bàn.

Xu hướng của các doanh nghiệp hiện nay là tuyển chọn theo năng lực, nhiều doanh nghiệp ít chú trọng đến bằng cấp mà cơ bản tuyển chọn theo năng lực. Thực tiễn như vậy mình muốn bạn tự trả lời lấy câu hỏi của bạn.

Phương Bảo – Mobile: 098711xxxx – Email: baoanhxxx@yahoo.com

Xin thầy Thành giới thiệu đôi nét về FPT Polytechnic, về phương pháp đào tạo cũng như học tập tại trường?

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào anh! Cảm ơn anh đã quan tâm đến Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic. FPT Polytechnic được thành lập vào tháng 7/2010 tính đến nay đa được 7 năm với tổng số sinh viên là 7000 trên toàn quốc. Trường có 4 cơ sở tại Hà Nội, Đà Nẵng, 2 cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nguyên.

Triết lí đào tạo của trường là “thực học – thực nghiệp”. Với triết lí này , bạn được học tập dựa trên thực tế nghề nghiệp để có thể đáp ứng được ngay yêu cầu của công việc sau khi ra trường. Ngoài ra bạn còn được làm việc với dự án thật ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. 28 tháng học tập tương đương với 28 tháng kinh nghiệm giúp sinh viên vững vàng trong sự nghiệp sau này.

Đinh Thị Minh Huyền - Email: nthpxxx@pvfcco.com.vn - Mobile: 093518xxxx

Cho cháu hỏi trong thời buổi khó khăn này nên học trường nào để ra trường xin việc dễ dàng hơn các trường khác? Xin cảm ơn!

Ông Nguyễn Hùng Sơn - Tổng Giám đốc - Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI

Theo tôi thì việc xác định thời buổi này khó khăn hay thuận lợi là do quan điểm của chúng ta, chúng tôi xác định đây lại là giai đoạn thuận lợi vì chính phủ đang có rất nhiều chính sách để tạo điều kiện cho các bạn trẻ trong việc học nghề, lập nghiệp và tìm việc làm.

Việc xin việc dễ hay khó là do năng lực của cá nhân chứ không phụ thuộc quá nhiều vào việc chọn lựa trường nào, tuy nhiên chúng tôi cũng khuyến nghị một số ngành sau đây sẽ có nhu cầu nhân lực lớn trong tương lai như: CNTT, quản trị khách sạn du lịch, marketing, kỹ thuật công nghệ cao

Hoàng Thu Trang–Email : thutrangxxx@gmail.com Mobile : 096627xxxx –

Chào giáo sư, hiện nay cháu đang học lớp 12, nhưng là con gái và cháu rất băn khoăn khi không biết chọn ngành nghề nào phù hợp với bản thân, bởi theo tình hình thực tế những nghề phù hợp cho con gái như: Sư phạm hay kế toán lại thất nghiệp quá nhiều. Giáo sư có thể tư vấn giúp cháu nên chọn ngành nào với được không ạ?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Là cháu gái có rất nhiều cơ hội học để gắn với giải quyết việc làm VD như các nghề trong lĩnh vực du lịch, VN chúng ta cũng có chủ trương phát triển lĩnh vực du lịch thành lĩnh vực trọng điểm, rất nhiều vị trí cần đến phụ nữ, hoặc các ngành thời trang, thậm chí bạn đừng ngại chọn những ngành mà trước đây nam giới hay chọn, nữ giới cũng có thể chọn vì phụ nữ VN vô cùng giỏi. Có thể nói thị trường lao động rất mênh mông với phụ nữ.

Chúc bạn có lựa chọn đúng đắn

Lê Thị Lan – Email: Lanhoa8xxxx@gmail.com – Mobile: 0976364xxxx

Thưa PGS TS Cao Văn Sâm, ông đánh giá như thế nào về những mô hình đào tạo cao đẳng nghề như FPT Polytechnic?

PGS TS Cao Văn Sâm: Các nước tiên tiến và phát triển trong khu vực và trên thế giới (như Đan Mạch, Úc, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…) mô hình này rất hiệu quả. Ở Việt Nam hiện nay, mô hình đào tạo nghề như FPT Polytechnic chưa có nhiều. Do vậy với cách tiếp cận như FPT Polytechnic sẽ làm nền móng, mô hình để nhân rộng tại Việt Nam.

Đỗ Năng Toàn – Mobile: Email : toandnxxx@gmail.com – Mobile 091289xxxx

Thưa giáo sư, tôi nghe nói nhà nước đang có chương trình đưa cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp đi xuất khẩu lao động, điều này có đúng không ? Và bao giờ thì chương trình này được triển khai ạ?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Có thể nói là cử nhân và bác sĩ đi xuất khẩu lao động dưới dạng chuyên gia.

Nước ta có rất nhiều chuyên gia đang ở nước ngoài những nước thấp hơn chúng ta như Châu Phi, và một số nước trong khu vực Châu Á.

Thị trường lao động nói chung và thị trường chuyên gia nói riêng hiện nay là thị trường toàn cầu. Bạn cố gắng tham khảo và giao dịch ở thị trường này nếu bạn có nhu cầu, các chương trình đang diễn ra nhân đây tôi cung cấp thêm cho bạn thông tin là các chuyên gia nước ngoài đang làm việc ở VN hiện nay ở hầu như các lĩnh vực.

Nhiều sinh viên FPT Polytechnic được doanh nghiệp săn đón từ trước khi ra trường, có mức lương khá tốt lên đến 9 – 10 triệu đồng/ tháng, dù chỉ vừa tốt nghiệp.
Nhiều sinh viên FPT Polytechnic được doanh nghiệp săn đón từ trước khi ra trường, có mức lương khá tốt lên đến 9 – 10 triệu đồng/ tháng, dù chỉ vừa tốt nghiệp.

Hoàng Trọng linh –Email : linhhoangxxx@gmail.com Mobile : 016889xxxx –

Thưa giáo sư, em đang học năm cuối nhưng rất mông lung không biết nên học nghề gì, liệu trong thời gian tới, liệu tổng cục dạy nghề có các hoạt động định hướng cho học sinh THPT cũng như lứa tuổi thanh thiếu niên như chúng em, để có thể tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường không ạ?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Vừa rồi bạn có theo dõi trên các phương tiện truyền thông không? như các báo tuổi trẻ, dân trí, các hội chợ việc làm do toàn quốc tổ chức hoặc các bộ ngành địa phương tổ chức, hoặc rất nhiều các hình thức tổ chức khác ở đó chủ yếu tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho hs Phổ thông khi chuẩn bị rời ghế phổ thông đến học các trường ĐH, CĐ.

Sắp tới Tổng cục dạy nghề tiếp tục phối hợp với các cơ quan truyền thông để tăng cường công tác hướng nghiệp. Đặc biệt tổng cục đang tổ chức phối hợp với các trường phổ thông để tăng cường tổ chức hướng nghiệp cho các em, đề nghị các em tham khảo.

Nhưng theo tôi nghĩ hướng nghiệp tốt nhất là đến từ các bạn nên các em nên chủ động tìm kiếm thông tin để hướng nghiệp cho mình.

Chúc các bạn thành công.

Lê Văn Sỹ– Email : lsylexxx@gmail.com Mobile : 016845xxxx –

Em đang học cao đẳng tại Hà nội và cũng sắp ra trường, nhưng khá lo lắng khi đi xin việc sẽ không được mức lương cao bằng mức lương của những bạn tốt nghiệp đại học, thưa bác không biết chúng cháu có cơ hội nào để đạt được mức lương mong muốn không ạ?

PGS TS Cao Văn Sâm:

Phổ biến hiện nay các doanh nghiệp trả lương theo vị trí việc làm, để đáp ứng được vị trí việc làm thì các em học xong ra trường phải đáp ứng tròn vai với nhu cầu của các doanh nghiệp thì không sợ gì mức lương không bằng của ĐH. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ ra trường có trình độ hàn 6G làm việc trong các doanh nghiệp, họ trả lương đạt 1 trong 3 mức từ 45 tr đến 50 tr/tháng từ 56tr đến 70tr/thang và từ 71tr đến 120tr/ tháng. Các bạn có thể tham khảo ngay ở Tổng công ty lắp máy Lilama để biết mức lương của thợ hàn 6G…

Do đó cháu không nên quá băn khoăn về việc trả lương, cơ bản cháu băn khoăn ở việc mình có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không.

Võ Thị Nhân - Email: vothilinhnham@gmail.com - Mobile: 0911099179

Em có con gái đang học khối C lớp 11, năm sau cháu tốt nghiệp cấp 3. Em đang rất lo và không biết định hướng cho con học gì đây? Mong được tư vấn giúp.

Ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic:

Chào chị, việc băn khoăn và lo lắng cho cháu từ bây giờ là rất đúng. Cháu học khối C sẽ thiên nhiều các ngành nghề xã hội. Bạn nên cho cháu thăm quan một số nơi làm việc về ngành này hoặc cho cháu nói chuyện với các sinh viên đang học tại các trường xã hội để cháu có hình dung tốt nhất về ngành nghề cháu sẽ lựa chọn, từ đó có định hướng tốt nhất cho việc học của mình. Chúc chị và cháu thành công!

Kết:

Là một chủ đề được đông đảo bạn đọc quan tâm, 2 giờ đồng hồ diễn ra tọa đàm trực tuyến “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp”, chương trình đã nhận được rất nhiều ý kiến, trao đổi của độc giả. Hi vọng rằng, chương trình đã phần nào giúp mỗi độc giả được giải đáp các thắc mắc xung quanh vấn đề việc làm, thất nghiệp, lựa chọn môi trường học tập, chọn ngành, nghề phù hợp cho mình. Với các bậc phụ huynh, chương trình hi vọng mang đến cho quý vị góc nhìn chung để có thể giúp đỡ, hỗ trợ con em mình hướng nghiệp một cách hiệu quả hơn.

Thay mặt Ban tổ chức chương trình, ông Vũ Chí Thành – Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic trân trọng gửi lời cảm ơn đến các diễn giả đã tham gia tọa đàm, cũng như trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quý độc giả. Độc giả quan tâm, có thể tiếp tục gửi email câu hỏi về địa chỉ sau để nhận tư vấn từ chương trình: Caodang@fpt.edu.vn .

Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tư vấn trong buổi tọa đàm.
Ông Vũ Chí Thành - Giám đốc Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic tư vấn trong buổi tọa đàm.

Đặc biệt, Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic đang triển khai Quỹ học bổng “FPOLY khởi nghiệp” với tổng trị giá 350 triệu đồng. Quỹ dành tặng 300 suất học bổng với tổng trị giá 300 triệu đồng và cơ hội nhận 2 laptop trị giá 25 triệu đồng/laptop.

Quý độc giả vui lòng điền đầy đủ thông tin tại đây để có cơ hội nhận học bổng.

Toàn cảnh tư vấn “Chọn việc làm hay chọn bằng cấp?” - 16

Trân trọng cảm ơn quý độc giả!