Ninh Bình: Nợ công tăng ai sẽ chịu trách nhiệm?
Theo phản ánh của bạn đọc, tại Ninh Bình trong một tháng có tới 04 gói thầu được đấu thầu dưới hình thức Khảo sát, thiết kế bản vẽ và thi công xây lắp (EC) như : Trụ sở quản lý thị trường Ninh Bình; 28/6/2016 mở thầu dự án xây dựng trường THPT Chuyên Ninh Bình; 17/7/2016 mở thầu gói thầu số 01: Xây dựng trung tâm công tác xã hội thuộc Sở Lao Động tỉnh Ninh Bình; 22/7/2016 mở thầu gói thầu Nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch suối Kênh Gà (GĐ1) thuộc Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình. Liên quan đến việc thực hiện các gói thầu này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty luật Thiên Thanh xung quanh vấn đề này.
Trong thời gian qua, việc huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước. Trong khi đó, thời gian tới vốn ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, vốn trái phiếu Chính phủ không thể phát hành tăng thêm để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, dư nợ công ở mức cho phép. Tuy nhiên việc phân bổ vốn một đằng, đấu thầu một nẻo đang khiến dư luận hết sức lo lắng tại một số địa phương, điển hình là tỉnh Ninh Bình. Vậy việc làm không đúng các quy định của nhà nước về đầu tư công ai sẽ chịu trách nhiệm? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc công ty luật Thiên Thanh xung quanh vấn đề này.
Theo phản ánh của bạn đọc, tại Ninh Bình trong một tháng có tới 04 gói thầu được đấu thầu dưới hình thức Khảo sát, thiết kế bản vẽ và thi công xây lắp (EC) như : Trụ sở quản lý thị trường Ninh Bình; 28/6/2016 mở thầu dự án xây dựng trường THPT Chuyên Ninh Bình; 17/7/2016 mở thầu gói thầu số 01: Xây dựng trung tâm công tác xã hội thuộc Sở Lao Động tỉnh Ninh Bình; 22/7/2016 mở thầu gói thầu Nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch suối Kênh Gà (GĐ1) thuộc Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình. Tất cả những gói thầu này đều nằm trong tình trạng giá trị đấu thầu cao gấp vài chục lần so với số vốn được bố trí. Điển hình: dự án xây dựng Trường THPT chuyên Ninh Bình, tỉnh mới bố trí được 10 tỷ đồng cho giai đoạn 2016-2020 nhưng Chủ đầu tư là Sở Giáo dục & đào tạo tỉnh Ninh Bình đã mở thầu (EC) với giá trị gói thầu gần 400 tỷ đồng. Dự án này đang gây bất bình trong dư luận, cũng tình trạng tương tự đã xả ra đối với Trường Đại học Hoa Lư cũng do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh làm chủ đầu tư, dự án sấp sỉ nghìn tỷ đồng trong 10 năm mới bố trí được số vốn 200 tỷ nên dự án không hoàn thành được đã bị bỏ hoang 10 năm nay, cỏ mọc um tùm, dân mất ruộng. Tình trạng này có vi phạm các quy định về Luật đấu thầu?
-Theo tôi, đây có thể coi là một hình thức lách luật để giảm tính cạnh tranh tạo điều kiện cho một vài nhà thầu nào đó theo ý muốn của Chủ đầu tư nhằm hạn chế các nhà thầu khác tham gia, làm giảm tính cạnh tranh của gói thầu, gây thất thoát tiền nhà nước (Hình thức đấu thầu EC này Luật chỉ quy định cho những dự án thực sự cấp bách về thời gian khi đã có đủ vốn). Không khéo sẽ rơi vào tay một số nhóm lợi ích đứng sau. Không có chuyện tiền vốn có một đồng tổ chức đấu thầu tới 40 đồng.
Theo điều 222 Bộ Luật hình sự, người nào thực hiện các hành vi: Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu; Thông thầu; Gian lận trong đấu thầu; Cản trở hoạt động đấu thầu; Vi phạm quy định của Nhà nước về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu; Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu; Chuyển nhượng thầu trái phép sẽ bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ cho đến 20 năm tù giam tùy mức độ hành vi. Như vậy, có 7 hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu sẽ bị xem xét để xử lý hình sự nếu gây ra mức độ hậu quả nghiêm trọng. Hoạt động đấu thầu được xem là công cụ đặc biệt để đạt được mục tiêu cạnh tranh - công bằng - minh bạch - hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn nhà nước. Nhưng thực tế tình trạng “lách luật” vẫn rất phổ biến. Việc đưa ra hình thức xử phạt nghiêm khắc hơn, xử lý hình sự chắc chắn sẽ tạo tác dụng răn đe lớn hơn đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu.
Đại học Hoa Lư xây dựng xong, bỏ hoang
Tại Ninh Bình, nợ đọng xây dựng cơ bản thì không được khoanh vùng trả nợ dứt điểm mà công trình khởi công mới cứ mọc lên như nấm sau mưa có vi phạm các quy định về đầu tư công?
-Theo chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 và Luật Đầu tư, Việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Tập trung bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành và đã bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2011 nhưng chưa bố trí đủ vốn.
- Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án dự kiến cần phải hoàn thành năm 2012 (theo tiến độ trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm 2012) và vốn đối ứng cho các dự án ODA theo tiến độ thực hiện dự án.
- Số vốn còn lại (nếu có) bố trí cho một số dự án đang thực hiện hoặc dự án mới nhưng phải hạn chế tối đa. Dự án mới phải là dự án thực sự cấp bách, có quyết định đầu tư thiết kế cơ sở, tổng dự toán được duyệt trước ngày 25 tháng 10 năm 2011. Đối với các dự án khởi công mới, các Bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc: Việc bố trí vốn cho dự án mới năm 2012 phải bảo đảm tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được duyệt; dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm.
Quy định và trình tự ưu tiên bố trí nguồn vốn đã được thể hiện rất rõ trong Chỉ thị đó là ưu tiên trả nợ, đến công trình chuyển tiếp, hai danh mục này sau khi không còn nợ mới được phát triển thêm các công trình đầu tư mới.
Việc làm không đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ có nguy cơ làm tăng nợ công và nợ đọng xây dựng cơ bản tại Ninh Bình ai sẽ phải chịu trách nhiệm thưa Luật sư?
-Với những gói thầu Trụ sở quản lý thị trường Ninh Bình; dự án xây dựng trường THPT Chuyên Ninh Bình; Xây dựng trung tâm công tác xã hội thuộc Sở Lao Động tỉnh Ninh Bình; Nâng cấp tuyến đường chính vào khu du lịch suối Kênh Gà (GĐ1) thuộc Sở Du Lịch tỉnh Ninh Bình thì trách nhiệm thuộc về các Sở tiếp đến là các cơ quan quản lý như Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh. Để xử lý đúng người, đúng tội cần có sự vào cuộc quyết liệt của Thanh tra chính phủ, Bộ kế hoạch đầu tư…
Vâng, trân trọng cảm ơn luật sư!
Phương Anh (Thực hiện)