Ký ức Việt Nam của một cựu chiến binh Úc: Cùng sẻ chia về thời để nhớ…

(Dân trí) - Chiến tranh với bao sự khốc liệt, nỗi đau thương, mất mát cùng cả sự đối lập giữa hận thù với tình yêu thương…. vô bờ bến, khiến cho những ký ức về chiến tranh chẳng bao giờ có thể nhạt nhòa trong tâm trí bao thế hệ con người...

Ký ức Việt Nam của một cựu chiến binh Úc: Cùng sẻ chia về thời để nhớ…
(ảnh minh họa) Một cảnh trong phim Mùi cỏ cháy 

 

Như chưa từng đứng hai bên chiến tuyến

 

Chủ đề về chiến tranh trong các tác phẩm nghệ thuật bao gồm cả phim ảnh, sách vở, báo chí, thơ ca… không chỉ với riêng mọi người dân Việt Nam mà với nhân loại toàn thế giới vẫn luôn có sức sống mãnh liệt, có sức hút và  sự lan tỏa mạnh mẽ  từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Chúng tôi là những người thuộc thế hệ dù không trực tiếp cầm súng, nhưng cũng đã biết thế nào là mùi đạn bom trên những vùng đất thời ấy được gọi là hậu phương lớn miền Bắc. Tuổi học trò tóc xõa ngang vai, chúng tôi cũng chớm biết thế nào là những “cuộc chia ly màu đỏ”… Những cô gái trẻ khi ấy mỗi lần đi tiễn đoàn quân Nam tiến, lại trở về với trái tim rớm máu bởi nỗi âu lo khắc khoải cho tính mạng của những cậu bạn cùng bàn, những chàng trai cùng phố… vừa rời mái trường thân yêu đã quăng mình vào sương gió, tham gia đoàn quân xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…

 

Thời chuẩn bị cho bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ, bản thân tôi cũng từng đi từ thái cực này tới những thái cực khác khi chứng kiến cảnh gặp nhau giữa các cựu chiến binh hai nước. Này đây là những giọt mắt chảy ngược vào tâm can, khi những “cựu thù” một thủa giờ lại đối mặt nhau trong những cuộc thảo luận bàn tròn. Này đây là những giọt nước mắt lặng lẽ rơi trên những gương mặt khắc khổ, còn in đậm dấu ấn của những năm tháng chiến trường ác liệt. Và tất cả rồi cũng gặp nhau ở một điểm khi những bàn tay giơ ra nắm lấy bàn tay, cùng khẳng định quyết tâm khép lại quá khứ, hướng tới tương lai hữu nghị và hợp tác.

 

Để có được mấy từ ngắn ngủi “bình thường hóa quan hệ” ấy, hai quốc gia và tất cả người dân hai nước đã phải nỗ lực rất nhiều. Và trên tất cả, phải kể đến công lao và sự đóng góp  không mệt mỏi của những người một thời từng là chiến binh ở hai bên chiến tuyến…

 

Một minh chứng nữa hôm nay là hồi ức đau buồn của cựu chiến binh Australia Laurens Wildeboer về những vần thơ Xuân mộc mạc của người lính trẻ VN, mà ông đã lưu giữ như một kỷ vật về cuộc chiến tranh VN vẫn còn ám ảnh tâm trí ông suốt mấy chục năm qua.
 
Ký ức Việt Nam của một cựu chiến binh Úc: Cùng sẻ chia về thời để nhớ…
Cựu chiến binh Laurens Wildeboer và vợ (phía sau) - ảnh: The Age

 

Dòng thời gian…

 

Cũng thật là bình thường khi có những bạn đọc vẫn đặt những câu hỏi nghi ngờ như: vì sao Wildeboer lại giữ những kỷ vật lẽ ra phải được trao trả lại cho người mẹ VN đã hàng chục năm qua cạn nước mắt khóc con? Liệu có phải Wildeboer chính là người liên quan tới cái chết của Phan Van Ban – tác giả những vần thơ Xuân ấy…

 

Vâng, bạn đọc VN có quyền nghi ngờ mà. bởi thời đạn bom ngút trời đó chuyện gì cũng có thể xảy ra. Song chúng tôi cũng mong và tin rằng, với tâm hồn rộng mở của những người con đất Việt thời đại mới, các thế hệ VN hôm nay cũng sẵn sàng chia sẻ mong muốn tốt đẹp chung: cùng khép lại những quá khứ đau thương, để hướng tới tương lai tươi sáng.

 

Và đây, cách các bạn đọc thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình với những vần thơ Xuân được người lính năm xưa viết vội trên đường ra trận cũng đâu có khác gì như thế hệ chúng tôi. Cách họ thể hiện những nét đẹp trong tâm hồn Việt, tính cánh Việt cũng đáng yêu lắm lắm…

 

“Ôi! Bài thơ rất hay. Đúng với tinh thần của người lính trẻ năm xưa. Nếu Dân trí có thể liên hệ để đăng lên toàn bộ nội dung của quyển sổ thơ này thì tốt biết bao” – Ngoc Quy:  ngocquy2112@yahoo.com

 

“Bài thơ hay thật đấy. Người Lính Việt Nam viết thơ sao mà cảm xúc dạt dào thế nhỉ. Wildeboer, chúc ông trở lại thăm đất nước Việt Nam và gia đình người lính họ Phan với niềm vui và hạnh phúc” – Nghe An:  quachanhchua1586@gmail.com

 

“Hay ... Bài thơ tràn đầy cảm xúc và hy vọng về hòa bình!!!” - Phúc:  phuc1234@yahoo.com.vn

 

“Đọc xong bài viết này, hẳn trong lòng mỗi người Việt đều thấy quý giá hơn những gì hôm nay chúng ta có và cảm ơn những sự diệu kỳ của cuộc sống. Mong rằng nhà nước sẽ quan tâm hơn tới những người đã hy sinh cả máu xương cho Tổ quốc Việt Nam...” – bạn đọc có email:  ninhductinfpt@gmail.com
 
Ký ức Việt Nam của một cựu chiến binh Úc: Cùng sẻ chia về thời để nhớ…
Lá thư Xuân trong cuốn sổ của người lính họ Phan

 

“Tôi đã khóc khi đọc cho  con trai nhỏ của tôi câu chuyện này, vì nhớ đến người anh của tôi đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta hãy sống thật đẹp để xứng đáng với những tâm hồn cao đẹp đã hy sinh vì Tổ quốc thân yêu của chúng ta. Cảm ơn những người lính phía bên kia vẫn giữ được tình người nồng hậu trong và sau cuộc chiến... Cầu mong cho con cháu chúng ta mãi mãi hạnh phúc và biết ơn những người con bất tử của Tổ quốc” - Nguyễn Thị Hương:  nguyenthihuong59@gmail.com

 

“Hãy ghi ơn những người lính. Tâm hồn họ rất trẻ, đẹp, thánh thiện. Họ là anh hùng! Họ là tất cả!” - Mai Trâm:  vietbi2005@yahoo.com.vn

 

“Một thời để nhớ. Đời đời nhớ ơn công lao của các anh đã ngã xuống vì độc lập dân tộc...” - Anna:  tranbinhlinhn@gmail.com

 

“Cảm ơn các anh (bộ đội Cụ Hồ). Nhờ sự hy sinh của những người lính như các anh mà tất cả chúng ta có được ngày hôm nay...” - Hương:  chimkiwi@yahoo.com.vn rưng rưng.

 

“Thật xúc động. Hãy khép lại quá khứ và nhìn  về tương lai để hành động, hòa giải và yêu thương. Con người ta không thể sống bình yên khi trong lòng ôm mặc cảm, sự hận thù...” - Hoang Huy:  noithat.thuytin@gmail.com nhấn mạnh.

 

“Thật xúc động về sự ăn năn, dằn vặt của ông (Wildeboer). Mong ông có chuyến thăm Việt Nam đầy ý nghĩa và sống thanh thản phần đời còn lại” - VN:  lt_lt_qb_vn@yahoo.com.vn gửi lời nhắn gửi nhẹ nhàng.

 

“Hi vọng ông sẽ bớt đi một phần nào nỗi dằn vặt vì những lầm lỗi thời tuổi trẻ... Cháu mong rằng sau chuyến đi này ông sẽ yêu quý con người Việt Nam hơn!” - Phùng Tuyến:  phungtuyen90@gmail.com chia sẻ.

 

“Thật cảm động. Chúc ông có chuyến đi đến VN vui vẻ. VN luôn đón chờ ông nồng nhiệt nhất, thân thiện nhất” – Duy Giap:  duygiap7.0@gmai.com

 

“Xin gửi lời cảm ơn đến ông bà Wildeboer - Roni. Hy vọng ông bà sẽ có kỳ nghỉ thoải mái trong thời gian sắp tới sang Việt Nam. Chúc ông bà sức khỏe, hạnh phúc” – Minhtc:  minhtvgtqt@gmail.com

 

“Chiến tranh đã qua đi... Có thể do là thế hệ sau chiến tranh, nhưng mình cũng là con của một quân nhân Việt Nam, nên mình có nhận định: chiến tranh đã qua đi, giờ là lúc khép lại những quá khứ đau thương và thắp sáng tương lai. Chỉ một cử chỉ nhỏ bé của ông Wildeboer nhưng có thể làm trái tim một người mẹ ấm lên những năm cuối đời, cũng như hàng nghìn những thân nhân khác chịu mất mát do chiến tranh và hàng vạn quân nhân đã tham gia chiến tranh vậy... Chúc ông Wildeboer có một chuyến đi đầy ý nghĩa đến Việt Nam. Mong ông cũng có thể khép lại quá khứ... Chúc ông và gia đình luôn mạnh khỏe” -  Nguyễn Trọng Thái:  nguyenthai.vt@gmail.com

 

“Cảm ơn tác giả vì bài viết cảm động này. Yêu sao những nông dân đã từ bỏ ruộng đồng và tình yêu nơi quê nhà để cầm súng chiến đấu và đã hy sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc! Tự hào hai tiếng  Việt Nam. Cảm ơn ông Wildeboer còn lưu giữ những kỷ vật của những người lính ấy. Mong ngày ông đến Việt Nam thật gần để mẹ của Phan Van Ban còn nhận được kỷ vật của con trai” - Gnart_Akj:  trangthu.136@gmail.com

 

“Thật cảm động! Người lính ấy đã ngã xuống vì độc lập tự do dân tộc, vì hạnh phúc của bao con người hôm nay đang sống dưới những mái nhà êm ấm... Tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của anh vẫn sống mãi... Cảm ơn ông Wildeboer đã gìn giữ cho Việt Nam một kỉ vật vô giá như vậy. Chúc chuyến đi thăm Việt Nam của ông bà thành công và may mắn!” -  Nguyễn Vân:  nguyenvan1585@gmail.com

 

Australia được coi là một quốc gia trẻ, với đại đa số cư dân được đánh giá là cởi mở và phóng khoáng hơn nhiều nước khác trên thế giới. Tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia cũng được đánh giá là rất tốt trên tất cả các lĩnh vực. Với chuyến đi sắp tới sang VN của cựu chiến binh Wildeboer, kênh đối ngoại nhân dân song phương chắc sẽ có thêm một đóng góp thiết thực nữa.

 

Kiều Anh