Nghệ An:

Áp thuế theo Thông tư 44: Kiến nghị tạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như năm 2017!

(Dân trí) - Ngày 29/3, UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế cho phép các đơn vị khai thác, chế biến đá hoa trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2018 theo mức thu của năm 2017.

Ngày 29/3/2018, ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 1878/UBND -KT về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá hoa trắng gửi Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế về việc xin được tạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như năm 2017.
Ngày 29/3/2018, ông Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An có Công văn số 1878/UBND -KT về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá hoa trắng gửi Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế về việc xin được tạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như năm 2017.

Theo đó, ngày 29/3, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1878/UBND -KT về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đá hoa trắng gửi Bộ Tài chính, Tổng cục thuế.

Do giá tối thiểu tính thuế tài nguyên đối với đá hoa trắng loại từ 0,4m3 trở lên quy định tại Thông tư 44 của Bộ Tài chính cao hơn rất nhiều so với trước đây của tỉnh Nghệ An nên dẫn đến tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với loại khoáng sản đá hoa trắng từ năm 2018 tăng đột biến, tăng hơn 3 lần so với năm 2017. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biên đá hoa trắng trên địa bàn Nghệ An gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải ngừng khai thác.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, ngày 15/9/2017, UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn đề nghị Bộ Tài chính xem xét sửa đổi một số mức giá để tính thuế tài nguyên quy định tại Thông tư 44. Trên cơ sở đề nghị của tỉnh Nghệ An và tỉnh Yên Bái, ngày 23/2/2018, Bộ Tài chính đã có Công văn số 2151/BTC-TCT gửi đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái, theo đó hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu, xem xét, sửa đổi, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên kèm theo Thông tư 44.

Mất việc làm, tác động tiêu cực: Nếu triển khai theo quy định trên thì dẫn tới 95% doanh nghiệp phá sản và dẫn tới 28.957 lao động trực tiếp mất việc làm, ảnh hưởng gián tiếp 86.925 nhân khẩu tương ứng khoảng 7.243 hộ gia đình...
Mất việc làm, tác động tiêu cực: Nếu triển khai theo quy định trên thì dẫn tới 95% doanh nghiệp phá sản và dẫn tới 28.957 lao động trực tiếp mất việc làm, ảnh hưởng gián tiếp 86.925 nhân khẩu tương ứng khoảng 7.243 hộ gia đình...

Công văn số 1878/UBND - KT của UBND tỉnh Nghệ An gửi Bộ Tài chính và Tổng cục thuế nêu rõ: Để giải quyết khó khăn trước cho các doanh nghiệp khai thác, chế biến đá hoa trắng trên địa bàn (trong thời gian Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư 44), UBND tỉnh Nghệ An kính đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế cho phép các đơn vị khai thác, chế biến đá hoa trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tạm nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản năm 2018 (hạn nộp trước 31/3/2018 theo quy định tại Nghị định 203/2013/NĐ-CP) theo mức thu của năm 2017 và sau khi có văn bản điều chỉnh, nếu số phải nộp tăng thì các doanh nghiệp sẽ nộp vào NSNN số còn thiếu không phải tính tiền chậm nộp, nếu số phải nộp giảm thì trừ vào số phải nộp của kỳ sau.

Năm 2014 - Bộ TNMT đã tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho từng năm. Tuy nhiên, nếu áp dụng Thông tư 44, thì số tiền cấp quyền của những còn lại sẽ tăng đột biến lên gấp gần 3 lần. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phá sản.
Năm 2014 - Bộ TNMT đã tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho từng năm. Tuy nhiên, nếu áp dụng Thông tư 44, thì số tiền cấp quyền của những còn lại sẽ tăng "đột biến" lên gấp gần 3 lần. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phá sản.

Được biết, Thông tư số 44/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành khung giá tính thuế tài nguyên có nhiều bất cập, thiếu tính thực tế đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, thậm chí là phá sản. Việc ban hành tiền thuế tài nguyên và tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cao hơn nhiều so với giá bán trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Đặc biệt đối với đá hoa trắng làm ốp lát, đá hoa trắng làm bột CaCO3 chủ yếu sản phẩm là thị trường xuất khẩu. Việc tăng thuế tài nguyên làm cho các doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay nhiều công ty, nhà xưởng lấy đá về được nhưng không thể sản xuất và nguy cơ phải đóng cửa là hiện hữu.
Hiện nay nhiều công ty, nhà xưởng lấy đá về được nhưng không thể sản xuất và nguy cơ phải đóng cửa là hiện hữu.

Chị Đinh Thị Thu Hiền - GĐ Công ty TNHH Hoàng Danh cho biết: “Thực tế công ty tôi có 70 % sản lượng xuất khẩu, trong nước chỉ có 30%, hiện tại thị trường nước ngoài chúng tôi cũng đang gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt.

Trong khi đó, thuế tài nguyên ở các nước khác rất thấp so với Việt Nam (ở Đài Loan chỉ có 5%, Malaysia 3% còn Việt Nam 15%) đẩy giá thành cao sản phẩm lên rất cao… không thể bán được. Như thế thì ngành đá của Việt Nam có nguy cơ mất hẳn thị trường xuất khẩu, không thể cạnh trang với các nước”.

Ông Nguyễn Giang Hoài - Chủ tịch Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cho rằng, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp, công ty trên địa bàn đã trả mỏ, hoặc chưa trả cũng không thể khai thác hoặc đã khai thác cũng để đó, chứ chưa thể tiêu thụ nổi.

Trước đó, Sở Tài chính Nghệ An cũng đã có văn bản kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh, gửi Bộ Tài chính về việc thu tiền khối địa chất khai đào bất luận sản phẩm là 250.000 đồng.
Trước đó, Sở Tài chính Nghệ An cũng đã có văn bản kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh, gửi Bộ Tài chính về việc thu tiền khối địa chất khai đào bất luận sản phẩm là 250.000 đồng.

“Ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp khai thác và chế biến đá hoa trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, biểu giá tính thuế tài nguyên trước đây của tỉnh Nghệ An được xây dựng rất công phu, khoa học và phù hợp với thực trạng của phẩm cấp, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá cả thị trường.

Tuy nhiên, từ khi “xảy ra” sự không phù hợp của Thông tư 44 …, lãnh đạo huyện Quỳ Hợp, các sở ngành và UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức các cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp, kiểm tra, thẩm định, phân tích, tổng hợp các số liệu và đã có văn bản đề xuất (đề xuất giữ nguyên giá cũ - PV), văn bản giải trình gửi Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính kịp thời theo tinh thần điểm 2, mục B, điều 6 của Thông tư này”, ông Hoài nhấn mạnh.

Ông Hoài đau đáu cho biết thêm: “Tại phiên họp Quốc hội vừa qua đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đoàn Nghệ An cũng đã có ý kiến về vấn đề này trước Quốc hội. Tuy nhiên, cho đến nay theo tôi được biết, Tổng Cục thuế và Bộ Tài chính cũng chưa có các bước giải quyết cụ thể".

Nghệ An là một tỉnh có nhiều loại tài nguyên đặc biệt là tài nguyên khoáng sản. Trong những năm qua nguồn thu từ thuế tài nguyên trên địa bàn đã góp phần không nhỏ trong tổng thu ngân sách trên địa bàn của tỉnh; tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động. Tuy nhiên, việc áp dụng Thông tư 44 đã và đang làm cho hàng trăm công ty, doanh nghiệp khai thác đá phá sản, hàng vạn lao động tại địa phương này không có việc làm, thất nghiệp…

Nguyễn Duy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm