1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đắk Lắk:

Tưng bừng lễ hội đâm trâu

(Dân trí) - Nằm trong lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc huyện Buôn Đôn, tiếp sau lễ khai mạc là lễ đâm trâu, thu hút đông đảo nhân dân và du khách trong vùng tới tham dự.

Tối 24/3, tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn đã chính thức được khai mạc. Nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc, đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được biểu diễn, tái hiện. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân trong tỉnh và du khách từ khắp nơi đổ về xem.

Ngay sau lễ khai mạc là lễ đâm trâu đã được trong thể tổ chức. Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên nói chung, Buôn Đôn nói riêng, sống giữa đại ngàn làm nương, phát rẫy săn bắt để sinh sống nên họ tin vào Giàng (trời) và các đấng thần linh. Họ xem con trâu là một thứ của cải có giá trị lớn, là vật quan trọng được dùng để hiến tế thần linh.

Đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên quan niệm khi Giàng và các vị thần linh nhận lễ vật, nhất là trâu sẽ giúp dân làng tránh được rủi ro, bệnh tật, tai nạn, dân làng không bị “chết xấu”, mùa màng sẽ bội thụ, cuộc sống sẽ ấm no quanh năm.

Trâu cho lễ hội phải là con trâu đực, to khỏe, có cặp sừng đẹp, bốn chân cứng cáp, không phá phách... Trâu sau khi được chọn, sẽ được dẫn đến trước nhà dài và buộc vào gốc cây nêu dựng trước nhà dài của buôn.

Trước khi vào lễ đâm trâu, các già làng sẽ làm lễ tế sống trâu với đại ý rằng: Trâu ơi, mày là đứa con của buôn làng, mày chết đi dân làng đau lắm. Mày chết đi phù hộ cho dân làng được ấm no, hạnh phúc. Khi già làng làm các thủ tục tế trâu cũng là lúc tiếng cồng chiêng liên hồi nổi lên, dân làng nhịp nhàng nhảy múa theo nhịp chiêng kết thành vòng xoay.

Không phải ai cũng được đâm trâu, chỉ những già làng có uy tín được chọn trong buôn mới được giao trọng trách này. Khi già làng làm xong lễ tế trâu, tiếng cồng chiêng nhanh dần, tiếng Tù Và liên hồi được thổi lên để báo hiệu lễ đâm trâu bắt đầu.

Sau mỗi cú đâm chính xác, các vị già làng lại nhảy múa trong tiếng cồng chiêng và những vòng xoay ngày cành nhanh của dân làng. Sau khoảng nửa giờ đông hồ, con trâu kiệt sức, gục ngã khuất phục những mũi giáo của các vị già làng.

Tưng bừng lễ hội đâm trâu
Con trâu được chọn được buộc vào cột nêu trước nhà dài truyền thống.

Tưng bừng lễ hội đâm trâu
Nghi lễ trước khi đâm trâu.

Tưng bừng lễ hội đâm trâu

Tưng bừng lễ hội đâm trâu
Con trâu chịu khuất phục trước mũi giáo
Tưng bừng lễ hội đâm trâu
Múa tái hiện Đam San chiến đấu với những kẻ xấu để để bảo vệ buôn làng.

Tưng bừng lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu là một nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc nơi đây.

Lê Văn - Thanh Nghệ