1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trình độ đại học mới được môi giới mua bán nhà đất?

(Dân trí) - Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng nêu mong muốn có thể quy định người hành nghề môi giới bất động sản phải có trình độ đại học. Quy định này nhằm để “sàng lọc” những người có khả năng, để bảo vệ quyền lợi của cả người mua nhà và chủ đầu tư…

Ngày 15/7, tại UB ThườŮg vụ Quốc hội, Bộ trưởng Xây dựng tiếp tục trình dự án luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi.

Cho ý kiến về quy định về điều kiện hoạt động môi giới bất động sản, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt vấn đề, có nhất thiết cấp chứngĠnhận môi giới hành nghề bất động sản hay không, khi có nhiều người môi giới bất động sản không được đào tạo gì nhưng họ lại làm rất tốt?

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, lĩnh vực môi giới bất động sản cần quản lý chặt chẽ hơn, bᷟi trên thực tế lực lượng “cò” đất nhiều nhưng môi giới đúng nghĩa lại ít. Do vậy, Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi lần này phải quy định điều kiện để hành nghề môi giới như ai sát hạch, cấp “bằng môi giới”, trình độ cần thiết của “môi giới viên” – đại học hay chỉ cần trung cấp…

Trình độ đại học mới được môi giới mua bán nhà đất?

Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng:Ġ"Thắt quản lý đối với hoạt động môi giới bất động sản là cần thiết".


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định việc thắt quản lý đốiĠvới hoạt động môi giới là rất cần thiết. Theo Bộ trưởng, nhiều nước quản rất chặt tổ chức, cá nhân tham gia làm môi giới bất động sản. Vì hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp không chỉ quyền lợi cá nhân khách hàng mà còn là cả chủ đầu tư .

č

Ông Dũng dẫn chứng, ở Úţ, môi giới bất động sản phải là luật sư. Người môi giới phải làm toàn bộ thủ tục, bảo đảm tất cả yêu cầu theo đúng luật pháp, bảo đảm quyền lợi người mua lẫn người bán. Người môi giới không ăn “hai mang” mà thu nhập trên tỷ lệ phần trăm số giao dịch thᷱc hiện được.

Tại Việt Nam, theo nhìn nhận của Bộ trưởng Dũng thì môi giới bất động sản diễn ra rất phổ biến nhưng chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến khi thị trường bất động sản nóng chỗ nào cũng có môi giới, chỉ trỏ. Người dân dựa vào môi giới, các nhà kinh doanh cũng thế nhưng không phải tất cả dựa vào môi giới đều thành công, có những trường hợp rất thiệt hại nhưng không được pháp luật bảo vệ.

“Các nước thì môi giới bất động sản họ yêu cầu trình độ rất rõ ràng, ở Việt Nam thì chúng tôi muốn phải trình độ đại học. Anh nào có khả năng thì làm, để bảo vệ quyền lợi chủ đầu tư lẫn khách hàng, nhất là hiện nay chúng ta đang phổ cập đại học. Phẩm chất đạo đức tin cậy mới bảo vệ quyền lợi khách hàng đưᷣc” - Bộ trưởng Bộ Xây dựng giải thích.

Cũng theo Bộ trưởng Xây dựng, việc cấp chứng chỉ hành nghề có thể Nhà nước, hiệp hội cấp. Nếu nước ta phát triển thực sự là nền kinh tế thị trường việc này sẽ giao cho Hiệp hội. Trong điều kiện hi᷇n nay, Nhà nước làm để đảm bảo khách quan, công bằng.

Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý ủng hộ quan điểm của cơ quan thẩm tra (UB Kinh tế) về việc nên để Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới Ţất động sản. Bộ Xây dựng quản lý về chương trình đào tạo, giấy phép công nhận cơ sở đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về môi giới bất động sản và kiểm tra, giám sát việc đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản.

Chủ nhiệŭ cơ quan thẩm tra Nguyễn Văn Giàu nhận định, môi giới “chính thống” hình thành để cạnh tranh với môi giới chỉ trỏ hiện nay. Theo dự báo, hàng chục năm nữa tại Việt Nam vẫn tồn tại “đội ngũ chỉ trỏ”. Nếu môi giới chuyên nghiệp phát triển tốt, tạo được uŹ tín thì dần dần hết đất của môi giới chỉ trỏ.

P.Thảo