1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. Cháy nhà trọ 14 người chết

TPHCM: Vẫn tranh cãi về nguyên nhân gây nước đục

(Dân trí) - Hôm nay, 17/5, nhóm nghiên cứu Viện hạt nhân Đà Lạt chính thức công bố nguyên nhân gây nước đục trên địa bàn TPHCM là do nguồn nước nhà máy nước Tân Hiệp bị nhiễm mặn, dẫn đến độ bào mòn điện hoá trong đường ống diễn ra nhanh chóng và gây đục. Tuy nhiên, Sở Khoa học Công nghệ lại không nhất trí với kết luận này.

Ông Nguyễn Hữu Quang - Trưởng nhóm nghiên cứu cho rằng, sau khi lấy 105 mẫu nước phân tích hơn 2.000 chỉ tiêu hoá, lý, sinh, nhóm đã phát hiện hàm lượng sắt và mangan trong cặn lắng của nước chiếm tỉ lệ rất cao (30%). Sở dĩ có tình trạng trên là do độ mặn cao của nguồn nước khi lưu thông trong đường ống đã làm bong tróc lớp canxi cabonat (lớp bảo vệ bên trong đường ống khỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa đường với nước gây ra hiện tượng ăn mòn).

 

Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học có mặt tại buổi họp công bố kết quả trên đều cho rằng, nguyên nhân Viện hạt nhân Đà Lạt đưa ra không thuyết phục. Theo các nhà khoa học, việc lấy 105 mẫu nước để phân tích về nguyên nhân nước đục trên toàn địa bàn TPHCM là chưa đủ cơ sở; một số kết quả phân tích chưa được kiểm chứng… Ông Phan Minh Tân - Phó GĐ Sở KHCN TPHCM nhận định, nước máy bị nhiễm bẩn trên địa bàn TPHCM là một vấn đề hết sức quan trọng và phức tạp. Do đó, nếu xác định nguyên nhân không chính xác sẽ kéo theo áp dụng các giải pháp không đúng dẫn đến vừa mất thời gian vừa gây tốn kém.

 

Sở KHCN cũng cho biết sẽ mời thêm một số đơn vị khác cùng nhóm nghiên cứu của Việt hạt nhân Đà Lạt tiếp tục nghiên cức, xác định nguyên nhân về nước đục. Ngoài ra, Sở KHCN còn đề nghị nhóm nghiên cứu tiến hành lấy thêm nhiều mẫu nước (105 mẫu là quá ít) để phân tích, và số liệu phân tích cũng phải được kiểm chứng lại ở một số trung tâm thí nghiệm khác.

 

Trần Xuân