1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tắm Phật, làm việc thiện mừng Đại lễ Phật đản

(Dân trí) - Đón mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2557, nhiều hoạt động của phật tử và nhân dân thủ đô diễn ra sôi động như đêm hội hoa đăng tại chùa Quán Sứ, thanh thiếu niên phật tử đạp xe diễu hành trao quà từ thiện, nghi lễ tắm Phật tại chùa Bằng A...

Nằm trong chương trình hoạt động Phật sự chào đón mùa lễ Phật đản Phật lịch 2557 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và kỷ niệm 50 năm ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức đã xả thân vì đạo, vì độc lập dân tộc, bảo vệ truyền thống phật giáo và văn hóa Việt Nam, sáng 19/5, hàng trăm thanh thiếu niên phật tử thủ đô đã khởi hành cùng nhau đạp xe hưởng ứng cổ động phong trào kính mừng Phật đản.

Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)
Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)

Đoàn diễu hành đã dâng hoa tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn nhân kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, diễu hành quanh Hồ Hoàn Kiếm và đến dâng hương lễ Phật tại chùa Lý Triều Quốc Sư. Cùng hoạt động diễu hành, chiều cùng ngày, đoàn đã đạp xe đến khu vực Bãi giữa Sông Hồng phát quà từ thiện tới những gia đình khó khăn, cùng chia sẻ với các hộ nghèo và bất hạnh.

Bạn Nguyễn Văn Thanh, sinh viên trường Đại học Bách Khoa, thành viên đoàn diễu hành phấn khởi: “Được cùng các bạn tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân ái đúng dịp Đại lễ Phật đản em cảm thấy rất vui và phấn khởi. Trao quà từ thiện cho những hoàn cảnh khó khăn, mỗi người trong đoàn đều xúc động bởi sự ấm áp, gần gũi của lòng nhân ái trong tâm mỗi người như đúng lời Đức Phật dạy”.

Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)
Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)
Đường phố được trang hoàng rợp cờ hoa đón mừng Đại lễ Phật Đản. (Ảnh: Cẩm Vân)
Hàng trăm các thanh thiếu niên phật tử đạp xe diễu hành, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Bắc Sơn và trao quà từ thiện.

Tại chùa Quán Sứ, đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại sân chính điện đã diễn ra long trọng với sự tham dự của đông đảo thanh niên Phật tử và nhân dân thủ đô.

Tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những lời chia sẻ sâu sắc về ý nghĩa đêm hội hoa đăng. Truyền đăng tức là đem ánh sáng chính pháp soi khắp muôn nơi, đem lại hòa bình và an lạc cho thế giới và nhân loại.


Đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại chùa Quán Sứ.
Đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại chùa Quán Sứ.
Đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại chùa Quán Sứ.
Đêm hội hoa đăng và viết lời ước nguyện trên lá Bồ Đề tại chùa Quán Sứ.

Tại chùa Bằng A, khắp các nẻo đường rợp cờ hoa đón mừng ngày Phật Đản. Không khí đón mừng Phật Đản sôi động rực rỡ  ở đây đã trở thành ngày hội truyền thống của tất cả chư tăng Phật tử, thanh thiếu niên, nhi đồng sinh hoạt tại chùa và của cả dân cư khu vực. Đặc biệt, nghi lễ tắm Phật diễn ra hết sức trang trọng. Hàng trăm người dân cùng cả gia đình, người thân thành kính đón đoàn rước Phật và làm lễ tắm Phật cầu mong an lành, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Vân, trú tại Giảng Võ - Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đưa con trai của mình đến lễ Phật mong muốn con của mình sẽ biết hướng tới chữ tâm, chữ thiện khi lớn lên và biết sống hiếu thuận với cha mẹ theo lời Đức Phật dạy”.
 
Sáng 17/5, đông đảo Phật tử tập trung tại các ngôi chùa tại TPHCM để tham gia nghi thức tắm phật, nhân mùa Phật lịch 2557 để tỏ lòng tôn kính, hân hoan của người con Phật đối với sự xuất hiện của đấng Giác Ngộ trên cuộc đời. Nghi lễ tắm Phật dựa vào truyền thuyết hai vị Long vương phun hai dòng nước, một dòng nước lạnh và một dòng nước nóng, tắm cho Thái tử Tất Đạt Đa trong ngày đản sanh. Ngày kỷ niệm Phật đản là mùng 8 tháng 4 âm lịch nên lễ tắm Phật được tổ chức vào ngày này. Đến năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất kỷ niệm Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch nên sau đó, ngày Lễ tắm Phật cũng được thay đổi, các chùa có thể tổ chức lễ này trong các ngày từ mùng 8 đến rằm tháng 4.
Sáng 17/5 (mùng 8 tháng 4 âm lịch), nhiều chùa tại TPHCM tổ chức Lễ tắm Phật như: chùa Xá Lợi (quận 3), chùa Phước Duyên (quận 4), chùa Như Lai (quận Gò Vấp), chùa Đông Linh (quận Hóc Môn)... Bên cạnh đó, cũng có chùa chỉ bài trí tôn tượng trong ngày Phật đản vào rằm tháng 4 mà không tổ chức lễ tắm Phật như chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3), chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn)...
Đối với các Phật tử, ngày lễ Phật đản cùng nghi thức tắm Phật (lễ Mộc dục) đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp nên không chỉ tại các ngôi chùa mà một số Phật tử cũng bài trí tôn tượng Phật đản sinh ở nhà mình với sự tôn kính và lòng nhiệt thành.
Các Phật tử trong trang phục áo lam chỉnh tề, chuẩn bị khai kinh
Cầm cành hoa huệ nhúng vào chậu nước thơm thực hiện nghi thức tắm Phật
Các Phật tử trong trang phục áo lam chỉnh tề, chuẩn bị khai kinh
Tắm Phật tại chùa Đông Linh
Các Phật tử trong trang phục áo lam chỉnh tề, chuẩn bị khai kinh
Nhiều bạn trẻ hân hoan tham gia lễ tắm Phật tại quán trà đạo trên đường Phùng Văn Cung (quận Phú Nhuận, TPHCM). Anh Minh Hoàng, chủ quán trà cho biết: "Tôi muốn chia sẻ một không gian văn hóa với mọi người, xây dựng cho giới trẻ thói quen cung kính khi lễ Phật và khiêm cung trước những điều thiện".

Tại Quảng Ninh, tối 17/5 diễn ra lễ đúc tim tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tổ chức tại chùa Trình - Yên Tử (TP Uông Bí) với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh; Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh; GS Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam... cùng đông đảo phật tử nhân dân địa phương.

Tưng bừng nghi lễ rước kiệu và tắm Phật tại chùa Bằng.
 
Tưng bừng nghi lễ rước kiệu và tắm Phật tại chùa Bằng.
Tưng bừng nghi lễ rước kiệu và tắm Phật tại chùa Bằng.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên Thường trực Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh đọc thông điệp của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ gửi tới tăng, ni, cư sỹ, phật tử nhân đại lễ Phật đản. Với tinh thần: “Kế thừa-ổn định-phát triển”, GHPGVN tiếp tục khẳng định truyền thống đồng hành cùng dân tộc. 

Cũng tại buổi lễ, đông đảo tăng, ni phật tử và nhân dân đã cùng tham dự lễ đúc tim tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Dự kiến, công trình Bảo tượng Trần Nhân Tông nặng 140 tấn đồng trên đỉnh An Kỳ Sinh sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. 

Quốc Đô - Anh Thế - Nhung Trần