1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An:

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3

(Dân trí) - Cơn bão số 3 tuy có vòng đời ngắn song có sức “công phá” không nhỏ. Sau một đêm hoành hành, bão đã khiến nhiều ngôi trường “bầm dập”, ảnh hưởng đến việc học tập của hàng ngàn học sinh. Một thầy giáo cũng bị nước cuốn trôi khi đi dạy về.

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 1

Huyện Nghi Lộc, nơi bão đi qua

Người thầy xấu số nói trên là thầy Nguyễn Thế Kiều (SN 1978, trú xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), giáo viên trường THCS xã Nghi Lâm. Khoảng 14 giờ ngày 25/8, thầy Nguyễn Thế Kiều đến trường tham gia công tác khắc phục hậu quả sau bão. Trên đường về, qua khu vực đập tràn con suối nhỏ ở xã Nghi lâm, thầy bị sảy chân và bị nước cuốn trôi. Nước khi đó rất lớn, các đồng nghiệp đi cùng chưa kịp phản ứng thì thầy Kiều đã bị cuốn xa. Cho đến 20 giờ tối qua, thi thể thầy Kiều vẫn chưa được tìm thấy. 

Ngoài ra, theo số liệu sơ bộ báo cáo ban đầu của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt huyện Nghi Lộc, bão số 3 đã làm 1 người mất tích, 6 người bị thương, 30 nhà dân bị sập hoàn toàn, 5.000 nhà dân bị tốc mái, hơn 2.000 cột điện bị đổ ngã, 50 công sở, trường học bị tốc mái.

Trước đó, vào chiều tối 24/8, giữa lúc cơn bão đổ bộ vào huyện Quỳnh Lưu, cháu Nguyễn Thị Hiền (5 tuổi) bị bờ tường rào đổ đè lên, thiệt mạng.

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 2
Chia sẻ nỗi đau cùng gia đình cháu Hiền

Cùng ngày có cháu Ngô Văn Khánh (9 tuổi) trong lúc theo bố ra thuyền giằng néo, không may trượt chân rơi xuống biển chết đuối.

Ngoài ra huyện Quỳnh Lưu còn có 9 người bị thương; hơn 600 ngôi nhà bị tốc mái.

Huyện Yên Thành có cháu Võ Thị Kim Oanh (3 tuổi) được bố mẹ đưa đi tránh bão ở nhà bà nội, đến sáng 25/8, trên đường từ nhà bà về, khi đi qua khu vực đập tràn nhỏ, không may cháu Oanh rơi xuống và chết đuối.
 
TP Vinh cũng tan hoang vì bão. Suốt cả ngày hôm qua, Công ty môi trường đô thị TP Vinh đã huy động toàn bộ nhân lực vật lực khắc phục hậu quả sau bão. Riêng thiệt hại về cây xanh, theo tính toán của một số cán bộ, để "bù" lại được số cây đã mất phải mất ít nhất gần 20 năm nữa.

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 3
Khung cảnh hoang tàn tại Ga Vinh sau cơn bão số 3.
 
Tại huyện Diễn Châu có một người chết là ông Nguyễn Tất Thục - 72 tuổi - bị tai nạn khi đi trú bão. Ngoài ra có 8 người bị thương; 30 nhà sập, gần 2.000 nhà và 135 phòng học bị tốc mái; 2 tàu cá bị sóng đánh chìm khi đang neo trú bão.
 
Bên cạnh thiệt hại lớn về người, một tổn thất không nhỏ đối với Nghệ An là nhiều trường học bị hư hại sau bão, khiến ngành giáo dục gặp khó khăn trước thềm năm học mới. Chỉ dạo một vòng quanh tâm bão là huyện Quỳnh Lưu, có thể thấy những hình ảnh trường học "bầm dập" sau bão:
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 4
Trường Cù Chính Lan
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 5

Trường cấp 1 xã An Hoà

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 6

Lực lượng công an huyện giúp sửa chữa trường cấp 2 xã An Hoà để kịp ngày khai giảng

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 7

Trường THPT Quỳnh Lưu 3

Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 8
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 9
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 10

Cận cảnh các phòng học cấp 4 của trường THPT Quỳnh Lưu 3 sau cơn bão
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 11

Dãy nhà tầng của trường cũng bị xô hết mái ngói
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 12

Trường THCS Quỳnh Minh. 
 
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 13
 
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 14
 
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 15
Khu KTX sinh viên của Trường CĐSP Nghệ An tan hoang. Toàn bộ dãy nhà E2 của khu KTX bị gió tốc văng mái tôn. Tất cả đồ dùng, sách vở của sinh viên đều bị thổi bay hoặc sũng nước. Những tảng ximăng bị mục nát rơi xuống kín nền nhà; cửa kính của các phòng ở bị vỡ vụn. Các sinh viên hoảng loạn.
 
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 16
 
Những ngôi trường “bầm dập” sau bão số 3 - 17
Các sinh viên lo dọn dẹp sau bão. (Ảnh: Đầu Tư - Nguyễn Duy - Vi Lang).
 

Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Nghệ An có 6 người chết, 2 người mất tích, 43 người bị thương. Thiệt hại ước tính ban đầu lên tới gần 600 tỷ đồng.

 

Danh tính 8 nạn nhân chết và mất tích:

 

1. Dương Quang Luận (73 tuổi) - Quỳnh Hồng - Quỳnh Lưu (tử nạn)

 

2. Nguyễn Thị Hiền (5 tuổi) – Quỳnh Văn - Quỳnh Lưu (tử nạn)

 

3. Ngô Văn Khánh (9 tuổi) – An Hòa - Quỳnh Lưu (tử nạn)

 

4. Nguyễn Đình Hòe (44 tuổi) – Nghi Mỹ - Nghi Lộc (tử nạn)

 

5. Nguyễn Tất Thục (72 tuổi) - Diễn Châu (tử nạn)

 

6. Võ Thị Kim Oanh (3 tuổi) – Tân Thành – Yên Thành (tử nạn)

 

7. Phạm Văn Sơn - Nghi Phương - Nghi Lộc (mất tích)

 

8. Nguyễn Thế Kiều (33 tuổi) - Nghi Lâm - Nghi Lộc (mất tích)


Nguyễn Duy