1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những bông hồng cài áo ngày Vu Lan báo hiếu

(Dân trí) - Tối 20/8 (nhằm 14 tháng 7 âm lịch), các chùa lớn trên cả nước đều đông nghịt người đổ về dự lễ Vu Lan.

(Thực hiện: K. Hiền)
 
Tại chùa Pháp Lâm (quận Hải Châu, Đà Nẵng), dòng người đổ về từ chiều đến tối mỗi lúc một đông. Người dân, phật tử đến chùa ngày này đều tham gia nghi thức hoa hồng cài áo. Có bốn loại hoa hồng, hoa hồng nơ xanh dành cho người còn cha còn mẹ, hoa hồng nơ trắng dành cho người đã mất cha; hoa trắng nơ xanh dành cho người đã mất mẹ, hoa trắng nơ trắng cho người không còn mẹ còn cha.
 
Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quang Minh (Ảnh: K. Hồng)
Lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quang Minh (Ảnh: K. Hồng)

Hạnh phúc khi được gắn hoa hồng nơ xanh
Hạnh phúc khi được gắn hoa hồng nơ xanh (Ảnh: K. Hiền)
 
(Ảnh: K. Hồng)
(Ảnh: K. Hồng)

Mỗi hoa hồng cài lên ngực áo biểu tượng cho lòng hiếu hạnh của người làm con
(Ảnh: K. Hiền)

Mỗi hoa hồng cài lên ngực áo biểu tượng cho lòng hiếu hạnh của người làm con
Mỗi hoa hồng cài lên ngực áo biểu tượng cho lòng hiếu hạnh của người làm con (Ảnh: K. Hiền)
 
(Ảnh: K. Hồng)
(Ảnh: K. Hồng)

Mẹ đọc cho con nghe về ý nghĩa của nghi thức cài hoa hồng
Mẹ đọc cho con nghe về ý nghĩa của nghi thức cài hoa hồng (Ảnh: K. Hiền)

Chị Thảo (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) đang dự lễ Vu Lan tại chùa Quang Minh cho biết: “Cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu tôi lại đến chùa để bày tỏ tấm lòng của mình với ông bà tổ tiên, các bậc sinh thành và cầu nguyện cho gia đình mình luôn khỏe mạnh, bình an. Thật là hạnh phúc khi tôi còn ba còn mẹ!”.

Phía trong chính điện, nhiều người đã không kiềm được xúc động khi nghe kinh Vu Lan, kinh báo hiếu dạy người làm con hiểu sự hy sinh của đấng sinh thành, mỗi một câu “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn” cũng thấm đẫm tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của đấng sinh thành.

Thành kính nghe kinh báo hiếu
Thành kính nghe kinh báo hiếu (Ảnh: K. Hiền)

Cũng trong dịp lễ Rằm tháng Bảy âm lịch, nhà nhà đều bày mâm cơm trong nhà cúng tổ tiên, ông bà; và một mâm cơm cúng ngoài sân để dành cho những linh hồn lang bạt.

Nhà nhà bày mâm cúng rắm tháng Bảy
Nhà nhà bày mâm cúng rắm tháng Bảy (Ảnh: K. Hiền).
 
Chùa Quán Sứ (Hà Nội) cũng đông nghịt người và phật tử tới dự lễ Vu Lan. Có mặt tham dự buổi lễ, được hạnh phúc cài bông hồng đỏ thắm, chị Lê Thị Huyền - một phật tử đến từ Đê La Thành (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi cảm thấy mình thật may mắn và hạnh phúc khi vẫn còn có mẹ để thương yêu, có cha để báo hiếu. Tham dự buổi lễ bông hồng cài áo hôm nay, tôi muốn gửi lời cầu chúc sức khỏe, bình an đến với đấng sinh thành trong dịp mùa lễ Vu Lan báo hiếu”.

Nhiều bạn trẻ tham dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quán Sứ.
Nhiều bạn trẻ tham dự lễ Vu Lan báo hiếu tại chùa Quán Sứ.
 
Ông Vi Văn Tuyền - một phật tử đến từ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) - xúc động: “Cha mẹ tôi không còn để tôi được báo hiếu, tôi gắn bông hồng trắng này để gửi tấm lòng tưởng nhớ đến bậc sinh thành đã khuất. Dù còn hay không còn mẹ cha cũng hãy trân trọng mùa Vu lan để bày tỏ tấm lòng thành kính nhớ ơn đấng sinh thành”.

Tại buổi lễ, hàng trăm Phật tử, người dân thành kính truyền tay nhau những bông hoa hồng đỏ, trắng để cùng cài lên ngực áo tri ân tưởng nhớ đấng sinh thành. Đâu đó, những giọt nước mắt, sự bùi ngùi xúc động lan tỏa khắp khu vực diễn ra đại lễ.

Ai cũng xúc động khi nhớ về công ơn của các bậc sinh thành.
Ai cũng xúc động khi nhớ về công ơn của các bậc sinh thành.
Ai cũng xúc động khi nhớ về công ơn của các bậc sinh thành.
Ai cũng xúc động khi nhớ về công ơn của các bậc sinh thành.

(Ảnh: Quốc Đô).
(Ảnh: Quốc Đô).
(Ảnh: Quốc Đô).

Khánh Hiền - Khánh Hồng - Quốc Đô