1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

TPHCM:

Nhộn nhịp đồ cúng lễ trong ngày ông Táo về trời

(Dân trí ) – Cận “mốc” 12h trưa 23 tháng chạp Âm lịch (thời điểm ông Táo lên chầu trời), thị trường bán đồ cúng ông táo cũng tăng tốc, chạy nước rút. Không khí mua sắm nhộn nhịp trên nhiều tuyến đường bán đồ cúng ông Công, ông Táo.

Có thể nói một trong những nơi tập trung nhiều cửa hàng chuyên kinh doanh về hàng mã của thành phố , như: đường Trần Hưng Đạo, Hải Thượng Lãn Ông (quận 5); chợ Thiếc (quận 11); khu ven chợ Bình Tây (quận 6)… Tùy từng nhu cầu của khách hàng muốn mua nhiều, hay ít số lượng bao nhiêu cũng có.

Nhiều mẫu mã, chủng loại từ đồ thờ, quần áo cúng ông Công, ông Táo.
Nhiều mẫu mã, chủng loại từ đồ thờ, quần áo cúng ông Công, ông Táo.

Các chợ đầu mối như Chợ Lớn, Bình Tây, người đi mua đồ cúng hết sức nhộn nhịp, nhiều nhất là bộ đồ cúng gồm quần áo, mũ, dép và cá chép cho ông Táo, tiền vàng, hương...Không chỉ tập trung ở các tuyến đường chính yếu như Hải Thượng Lãn Ông, khu phố người hoa.. , đồ lễ cũng được bày bán nhiều tại các chợ trong thành phố và cả trên những gánh hàng rong với giá rẻ hơn. Người mua rất dễ dàng để chọn được một bộ đồ cúng ưng ý ở đây.

Thị trường vàng mã năm nay khá đa dạng về mẫu mã. Các bộ đồ như mũ, áo, giầy dép của ông Công. Giá vàng mã năm nay tăng bình quân từ 10 đến 15%. Hiện giá một bộ đồ cúng ông Công, ông Táo loại trung bình có giá 5000 đồng đến 7000 đồng một bộ, những bộ lớn hơn có giá khoảng 10.000 đống một bộ,các loại. Tiền ân phủ bộ nhỏ có giá khoàng 3000 đồng, bố lớn giá từ 10.000 đến 12.000 đồng một bộ. Cặp các hóa long có giá từ 5000 đến 10.000 đồng một cặp với ý nghĩa câu mong sự ngọt ngào đằm thắm trong năm mới.

Đông đúc người mua đồ cúng ông Công, ông Táo.
Đông đúc người mua đồ cúng ông Công, ông Táo.

Ngoài giấy tiền vàng bạc, đồ cúng ông Táo bằng hàng mã, các loại trái cây, bánh kẹo, hoa tươi giá tăng nhẹ từ 5 – 10% . Giá hoa cúc 8.000 – 10.000 đồng/bó, mãng cầu 50.000 đồng/ 1kilogam, cam đường 25.000 đồng – 35.000 đồng/1kilogam, bánh 25.000 đến 25.000 đồng/ 1 bịch... Riêng cá chép nhỏ (cá kiểng 3 đuôi đủ màu) cũng được bày bán nhiều, giá 15.000 đồng – 20.000 đồng/, cá chép lớn khoảng 25.000 đồng – 30.000 đồng/con 200 g – 300 g.

Hoa cũng đắt khách
Hoa cũng đắt khách

Tại chợ Bình Tây, Chợ Lớn các tiểu thương chia sẻ " Điểm khác biệt so với những năm trước là năm nay, chỉ những đồ dùng cần thiết cho ngày ông Công ông Táo như mũ mão, quần áo, cá chép giấy...là bán khá chạy. Còn những loại hàng mã xa sỉ khác rất ít người hỏi mua".

Mặt hàng bình dân được nhiều người ưa chuộng hơn.
Mặt hàng bình dân được nhiều người ưa chuộng hơn.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù các mặt hàng xa sỉ có giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, sức mua của người dân không giảm so với các năm trước, bời yếu tố tâm linh luôn là nền tảng và đặc trưng của người Á Đông từ xưa tới nay.

Nhiều cửa hàng bày bán tấp nập trước ngày ông Công, ông Táo về trời
Nhiều cửa hàng bày bán tấp nập trước ngày ông Công, ông Táo về trời

Để chuận bị ngày tiễn ông Công, ông Táo về trời cho chu đáo, chị Bùi Thị Mông, quận Thủ Đức, TP.HCM  chia sẻ: “Tôi thấy thị trường vàng mã rất phong phú, rất nhiều thứ để chọn. Nhưng với tôi thì điều quan trong là mình làm đúng lễ, không cần quá cầu kỳ chỉ cần trân trong và có tâm. Tôi cũng mua mũ ông công, ông táo, làm cơm xong rồi hóa vàng. Đây là theo phong tục từ xưa đến nay.

Trao đổi với nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân cũng cho biết thêm "Ngày Tết ông Táo, ông Công thể hiện cái đẹp trong đời sống văn hóa tìn ngưỡng của người Việt Nam nói riêng, người Á đông nói chung. Qua viêc cúng Táo Công người ta cũng cầu mong một năm mới nhiều điều tốt lành. Với gia đình tôi bàn thờ Táo Công thường đặt trên bàn".
 
Dân phố núi "chạy đua" đưa ông Táo về trời
 
Từ xa xưa, các gia đình người Việt đều thờ cúng ông Táo với hy vọng Táo quân sẽ giúp giữ “bếp lửa” trong gia đình mình để luôn được hạnh phúc, ấm no. Và theo tục lệ, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng chạp âm lịch, Táo quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Rồi đến đêm giao thừa Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình. Táo quân ở trong bếp quanh năm, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để được ông Táo “phù trợ” cho gia đình mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, cuộc sống ấm no… Người dân thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Với ý nghĩa trên, nhiều gia đình không chỉ rất cẩn thận trong việc làm lễ cúng Táo quân, mà với suy nghĩ: Mỗi gia đình đều có ông Táo riêng, trong khi ngày đưa ông Táo lên chầu trời chỉ có mỗi một ngày, nên ai cũng muốn ông Táo nhà mình được đi lên trời trước…

Thị trường mua bán cá chép ngày 23 ở phố núi khá chậm
Thị trường mua bán cá chép ngày 23 ở phố núi khá chậm

Vì vậy, ngay từ ngày 22 tháng chạp, thị trường bán đồ ông Công, ông Táo ở phố núi Pleiku đã rất nhộn nhịp. Bởi, nhiều gia đình sẽ làm lễ cúng Táo quân khi kim đồng hồ vừa chỉ sang con số 0, bắt đầu khoảnh khắc đầu tiên của ngày 23 tháng chạp.

Với mong muốn Táo quân nhà mình được lên chầu Trời sớm, nhiều năm nay gia đình chị Nguyễn Thị Khánh, nhà trên đường Lê Thánh Tôn luôn làm lễ cúng Táo quân vào lúc 0h. Chị Khánh tâm sự: “Gia đình mình có được cơm no, hạnh phúc… hay không là nhờ vào ông Táo. Vì vậy, ông Táo càng được cúng sớm thì mọi việc trong gia đình mình mới được suôn sẽ, thuận lợi cả năm”.

Cũng như gia đình chị Khánh, nhiều gia đình ở TP.Pleiku đều mong muốn ông Táo nhà mình được lên chầu Trời sớm hơn những gia đình khác. Vì vậy, không giống như người Miền Bắc phải đợi sang sáng ngày 23 mới làm lễ cúng Táo quân, mà ngay ngày 22 thị trường bán đồ Táo quân ở TP.Pleiku đã nhộn nhịp bán- mua hơn bao giờ hết.

Chị Lan bán cá chép ở chợ Lớn, TP.Pleiku cho biết: “Năm nào cũng vậy, chúng tôi bán cá phục vụ cho người dân từ ngày 22 để họ cúng lúc 0h đêm, còn sang ngày 23 bán rất ít, chủ yếu là những người bận quá không kịp làm lễ ngày 22 được nên đành để sang ngày”.
 
Tại Thanh Hóa, năm nay, thị trường cá chép tại các chợ khá trầm lắng, không những thế, cá chép được bán năm nay cũng không còn đa dạng, kiểu cách cũng như màu sắc như các năm trước.
Người mua cá chép lẻ tẻ.

Người mua cá chép lẻ tẻ.

Những người bán cá chép cho biết năm nay hàng cá chép khan hiếm hơn do đợt rét đậm, rét hại vừa rồi, cá chết hàng loạt. Hơn nữa, vài năm trở lại đây, kinh tế ảm đạm cũng khiến người mua không mấy mặn mà với việc mua sắm cá sống trong ngày ông Táo. Họ chọn cách mua cá chép giấy vừa rẻ vừa tiện.

Giá cá chép năm nay cũng không đắt hơn so với những năm trước. Một đôi cá chép nhỏ khoảng 10.000đ/con, loại lớn hơn một chút thì khoảng 35-40.000đi, loại trên dưới 200g/con thì có giá 40-50.000đ.

Những chủ cá buồn thiu khi không có khách đến mua.

Những chủ cá buồn thiu khi không có khách đến mua.

Anh Lê Văn Tuấn, một chủ hàng cá chép cho biết: “Nếu như mọi năm bằng giờ này tôi đã bán được vài chuyến hàng. Nhưng năm nay đến thời điểm này cũng chưa bán hết một chuyến”. Theo anh Tuấn thì mỗi chuyến hàng có khoảng 100 con cá.

Thị trường cá chép giấy năm nay được người tiêu dùng ưa lựa chọn hơn. Chị Tuyền, một người tiêu dùng cho biết: “Vài năm nay gia đình tôi chọn mua cá chép giấy, vừa tiện lại vừa rẻ. Hơn nữa trong lúc cúng không phải canh cá nhảy ra khỏi bình”.

“Cá chép giấy có bán kèm cả bộ ông Công, ông Táo nhưng giá rất “mềm” chỉ khoảng 30-40.000đ/bộ”, chị Tuyền cho biết thêm.

Người dân chọn mua các loại vàng mã, hoa giấy...

Người dân chọn mua các loại vàng mã, hoa giấy...

Ngoài cá ông Táo thì một số mặt hàng khác như vàng mã, hoa tươi, gà cũng được người tiêu dùng mua sắm không mấy rầm rộ.

Cũng bởi năm nay, ngày Tết ông Táo đúng vào dịp cuối tuần nên việc mua sắm và cúng cho ngày 23 được người dân làm từ 21, 22 tháng chạp nên thị trường ngày tết ông Táo bớt đi phần nhộn nhịp.

Thiên Thư - Nguyễn Thùy  

Cát Minh – Minh Kiệt