1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Cao Đức Phát:

Mỗi dự án kinh tế đều phải tính vấn đề phòng chống thiên tai

(Dân trí) - Một giải pháp rất quan trọng trong phòng chống thiên tai (PCTT) là lồng ghép các yêu cầu về PCTT ở tất cả các qui hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội (KTXH) để đảm bảo rằng phát triển KTXH được bền vững, đặc biệt là không làm trầm trọng thêm khi có thiên tai xảy ra.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Cộng đồng quốc tế hãy sát cánh cùng Việt Nam và LHQ cùng hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam.
Bộ trưởng Cao Đức Phát: Cộng đồng quốc tế hãy sát cánh cùng Việt Nam và LHQ cùng hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Việt Nam.

Mới đây, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến “Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2015 đến nay và triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo của năm 2016”. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát – Trưởng ban chỉ đạo Trung ương về PCTT đã dành cho báo chí cuộc trao đổi ngắn liên quan đến nội dung này.

Thưa Bộ trưởng, thời gian qua nước ta đã đạt được những thành tựu như thế nào trong công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn?

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Những thành tựu quan trọng nhất theo tôi trước hết đó là nhận thức của người dân cũng như hệ thống các cấp về công tác PCTT trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được nâng lên. Thứ 2 là năng lực về PCTT và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cũng đã được nâng cao nhiều như hệ thống đê kè đã được xây dựng và gia cố tốt hơn nhiều so với những năm trước đây và những cơ sở hạ tầng liên quan khác cũng được cải thiện. Thứ 3 là hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách cũng đã được hoàn thiện làm cơ sở để công tác PCTT có hiệu quả cao hơn. Thứ 4 là hệ thống về tham mưu, chỉ đạo ứng phó với thiên tai cũng như TKCN đã được hình thành và năng lực được nâng cao nên đã hỗ trợ tích cực nhân dân trong những thời điểm mà có thiên tai xảy ra, vì vậy thiệt hại về người và tài sản cũng được hạn chế.

Đặc biệt trong 5 năm (2011-2015) thiệt hại về người do thiên tai đã giảm hơn 50% so với 5 năm trước, thiệt hại về tài sản cũng được hạn chế.

Được biết, trong thời gian tới tình hình thời tiết còn diễn biến rất phức tạp và cực đoan. Vậy chúng ta đã có kế hoạch chuẩn bị như nào trong công tác PCTT và TKCN?

Rõ ràng là những thách thức với chúng ta đang ngày càng gia tăng vì có liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, yêu cầu chúng ta phải tích cực hơn nữa trong công tác chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra. Trong công tác PCTT, thì công tác dự phòng là quan trọng nhất. Trong công tác dự phòng chúng ta cần thực hiện nhiều khâu, trong đó có việc tiếp tục nâng cao nhận thức của người dân, của cả xã hội về những thách thức của thiên tai; tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách; huy động các nguồn lực để xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết cũng như là các thiết bị, xây dựng năng lực của bộ máy tham mưu, chỉ đạo công tác PCTT và TKCN để chúng ta có thể ứng phó kịp thời và khắc phục hiệu quả khi có thiên tai xảy ra.

Thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn ở khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, ĐBSCL đã vượt quá tầm kiểm soát cũng như khả năng khắc phục của chúng ta và lần đầu tiên Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai này. Bộ trưởng đánh giá như nào về việc hỗ trợ quốc tế này, trong thời gian tới Việt Nam có kế hoạch như nào trong việc cùng với các quốc gia trên thế giới ứng phó với thiên tai?

Rõ ràng thiên tai không có biên giới, trong rất nhiều trường hợp chúng ta cần phải có sự hợp tác chặt chẽ không chỉ có với những nước láng giềng mà còn trong phạm vi rộng lớn hơn để có thể ứng phó kịp thời và hiệu quả với thiên tai, nhất là trong những tình huống có thiên tai lớn như là siêu bão, hạn hán, xâm nhập mặn như hiện nay ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và ĐBSCL. Rõ ràng việc hợp tác quốc tế không chỉ hỗ trợ chúng ta về mặt tài chính mà trong đó có cả kinh nghiệm và những biện pháp xử lý phối hợp để nâng cao hiệu quả trong những tình huống thiên tai khẩn cấp.

Phương châm trong PCTT là phòng là chính, lấy dân và cơ sở là chính. Khi có thiên tai xảy ra lực lượng có thể hỗ trợ nhân dân vượt qua khó khăn thì trực tiếp nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất chính là lực lượng ở cơ sở. Và chính người dân được tổ chức lại để hỗ trợ lẫn nhau, mặc dù sự hỗ trợ ở bên ngoài là cần thiết, quan trọng, chính vì vậy chúng tôi chủ trương và cũng đề nghị các địa phương tiếp tục thực hiện chương trình vận động, tổ chức nhân dân PCTT dựa vào cộng đồng.

Một công trình thủy điện qui mô nhỏ của dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) của công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (Ninh Bình) đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận xã hội cũng như các chuyên gia về lĩnh vực này.
Một công trình thủy điện qui mô nhỏ của dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng kết hợp với Thủy điện theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) của công ty thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (Ninh Bình) đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận xã hội cũng như các chuyên gia về lĩnh vực này.

Bộ trưởng có nói trong mỗi dự án, qui hoạch phát triển kinh tế theo vùng hay ở từng địa phương cần phải tính đến vấn đề PCTT, vậy việc này cụ thể được hiểu như thế nào?

Thực hiện nghiêm túc 1 giải pháp rất quan trọng trong PCTT là lồng ghép các yêu cầu về PCTT trong tất cả các qui hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án về phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo rằng phát triển kinh tế xã hội được bền vững, đặc biệt là không làm trầm trọng thêm khi có thiên tai xảy ra.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Dương (thực hiện)