1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Miền Trung hối hả chạy bão

(Dân trí) - Cùng với thông tin về diễn biến cơn bão số 4 đang dồn dập đổ về, những người dân ven biển miền Trung cũng đang hối hả chạy bão.

Sáng ngày 26/9, PV Dân trí có mặt tại bãi biển Cửa Lò và Cửa Hội (Nghệ An), ghi lại những hình ảnh hàng trăm người dân nơi đây đang hối hả chạy bão số 4. Hàng trăm cửa hàng, quán ăn, nhà ở ven biển tại hai vùng này được người dân tháo dỡ từ rất sớm để tránh những thiệt hại khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền.

Anh Nguyễn Văn Nam - chủ một cửa hàng ăn tại bãi biển Cửa Hội cho biết: “Mấy ngày nay xem truyền hình nghe thông báo bão số 4 có khả năng đổ bộ vào Nghệ An gia đình tôi có cửa hàng ăn nên phải chấp nhận tháo dỡ để tránh thiệt hại. Mà cũng mất công lắm, làm quán cố định trên mảnh đất bãi biển này để kinh doanh, nhưng giờ mưa bão thế này đành phải tháo dỡ thôi chứ biết mần răng...”.

Ngay trong sáng 26/9, hàng trăm người dân biển thị xã Cửa Lò, Cửa Hội đã hối hả tháo dỡ quán, nhà hàng khẩn trương chạy bão số 4. 

Miền Trung hối hả chạy bão - 1
Miền Trung hối hả chạy bão - 2
Miền Trung hối hả chạy bão - 3
Tháo dỡ mái tôn ở bãi biển Cửa Hội.
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 4
Miền Trung hối hả chạy bão - 5
Miền Trung hối hả chạy bão - 6
Miền Trung hối hả chạy bão - 7
Tháo dỡ hoặc giằng néo nhà cửa, hàng quán
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 8
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 9
Một ngư dân đưa thuyền thúng vào nơi an toàn
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 10
Chuyển đồ đạc có giá trị về nhà.
  
Miền Trung hối hả chạy bão - 11
Biển quảng cáo được tháo gỡ.
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 12
Miền Trung hối hả chạy bão - 13
Tàu các tỉnh bạn vào lạch biển Cửa Hội tránh bão.
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 14
Tàu Hải Châu cũng tránh bão tại Cửa Hội.
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 15
Biển Cửa Lò bắt đầu nổi sóng lớn.
 
Chiều nay 26/9, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các xã vùng ven biển tập trung lực lượng sẵn sàng ứng phó với thời tiết xấu do bão số 4 gây ra, đồng thời di dời hàng trăm hộ dân vao khu vực an toàn.
 
Nhiều xã ở các vùng được xem là tâm bão, vùng sạt lở, vùng có nguy cơ sạt lở, vùng chịu lũ ống, lũ quét đã sẵn sàng di dời khi bão số 4 đổ bộ.
 
Ông Phan Văn Gòn, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, huyện đã lên phương án di dời 130 hộ dân vào chiều tối và đêm nay do nguy cơ sóng biển lấn bờ. Về cơ bản, huyện Bố Trạch đã chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng ứng phó với cơn bão số 4, nhằm giảm thiệt hại do bão gây ra đến mức thấp nhất.
 

Miền Trung hối hả chạy bão - 16
Hàng trăm hộ dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch sẽ được di dời vào chiều tối và đêm nay do nguy cơ sóng biển đang tiến sát vào bờ
 
Trong khi đó ở huyện Quảng Trạch, ông Trần Trung Thành, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết, toàn xã đã di dời gần 490 hộ dân ở vùng nguy hiểm vào nơi trú ẩn an toàn.
 

Ở các huyện miền núi như Tuyên Hoá, Minh Hoá, mưa lớn trong những ngày qua đã làm cho tuyến đường độc đạo vào các bản Ón, Yên Hợp và Mò O Ồ Ồ (huyện Minh Hoá) bị chia cắt nên phương tiện đi lại duy nhất của đồng bào lúc này là đò. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng chức năng nắm bắt tình hình để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ dân chuẩn bị lương thực, thuốc men dự trữ… nhằm ứng phó với bão.

Miền Trung hối hả chạy bão - 17
Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Quảng Bình và huyện Bố Trạch đã đến kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Cửa Gianh (Ảnh: Mai Anh)
 

Cũng trong cuối giờ chiều nay, lãnh đạo UBND và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình đã kiểm tra đồng bộ mọi công tác phòng chống bão số 4 tại các vùng xung yếu ở các huyện ven biển, vùng bị ảnh hưởng trực tiếp từ bão số 4.

 
Tại Đà Nẵng, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão thành phố đã có công điện khẩn gửi các địa phương, đơn vị về việc triển khai phương án đối phó bão số 4: Nghiêm cấm tất cả tàu thuyền ra khơi đánh bắt; Tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão và kêu gọi tàu thuyền vào bờ; Kiên quyết không để người ở lại tàu thuyền, lồng bè tại nơi neo đậu khi bão đổ bộ vào đất liền.

 

Tại các điểm dễ gây ngập úng, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng dân phòng địa phương cùng người dân tiếp tục khơi thông tại các kênh thoát nước.

 

Tuyến đường ven biển Hoàng Sa, Nguyễn Tất Thành hàng loạt hàng quán đã tự giác tháo dỡ, hạ mái tôn, cột chống tránh thiệt hại khi bão đổ bộ vào. Đến thời điểm vào trưa nay (26/9), hàng trăm quán đã tháo dỡ xong.

 

Dù trời đổ mưa lớn nhưng hàng chục chiến sĩ  Đồn biên phòng 252 vẫn dầm mưa đưa hàng loạt phương tiện của ngư dân phường Thọ Quang vào bờ trú ẩn. Dọc bờ sông Hàn, cảng Tiên Sa, âu thuyền Thọ Quang hàng nghìn phương tiện đánh bắt trên biển đã tìm chỗ neo đậu an toàn.
 
Miền Trung hối hả chạy bão - 18

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng 252 giúp ngư dân đưa thuyền vào bờ.

Miền Trung hối hả chạy bão - 19
Hàng nghìn phương tiện đã tìm chỗ neo đậu an toàn

Miền Trung hối hả chạy bão - 20
Cây xanh cũng được neo giữ chống bão

Miền Trung hối hả chạy bão - 21

Những mái nhà tôn được chèn chắc chắn bởi những bao cát
Miền Trung hối hả chạy bão - 22

Hàng loạt hàng quán trên tuyến đường Hoàng Sa đã và đang được tháo dỡ.

Người dân Huế trong chiều nay cũng đã khẩn trương giằng chống lại nhà cửa, chặt bớt cây xanh lớn, neo đậu tàu thuyền trên sông, biển, dọn dẹp hàng quán... sẵn sàng đón bão.

Miền Trung hối hả chạy bão - 23
Người dân ở đường Nguyễn Chí Diểu trong thành nội Huế chặt bớt cây xanh lớn trước nhà
Miền Trung hối hả chạy bão - 24

Các công nhân của KS Morin dỡ bỏ hàng quán khu ẩm thực làm bằng tre nứa tại đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu trước sông Hương

Miền Trung hối hả chạy bão - 25

Hàng loạt quán dễ “bay” trước bão đã được hạ xuống
Miền Trung hối hả chạy bão - 26

Trong khuôn viên UBND tỉnh TT-Huế, người chăm sóc cây đang thêm 3 kiềng sắt cho cây xanh chừng 7 tuổi thêm chắc chắn hơn
Miền Trung hối hả chạy bão - 27

Cuốn các bảng quảng cáo trên cao
Miền Trung hối hả chạy bão - 28

Chủ thuyền rồng bên bờ sông Bạch Đằng đang buộc chặc đầu thuyền với cây to
Miền Trung hối hả chạy bão - 29

Những thuyền rồng đã "yên tâm" hơn với những múi dây buộc chặt
Miền Trung hối hả chạy bão - 30

Cảnh sát đường thủy neo chắc ca nô với bờ sông dưới chân cầu Trường Tiền
Miền Trung hối hả chạy bão - 31

Tại đường Trịnh Công Sơn với rất nhiều quán nhậu, 1 chủ quán đã đề phòng tối đa bằng cách dở bỏ hết mái che quán
Miền Trung hối hả chạy bão - 32

Một ngư phủ đang chèo thuyền trên sông với thúng đồ ăn về nhà
Miền Trung hối hả chạy bão - 33

Ca nô cảnh sát đang lai dắt chiếc thuyền rồng bị hỏng máy sang bên kia bờ sông Hương
Miền Trung hối hả chạy bão - 34

Trong sáng nay (26/9), Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện (áo mưa đậm, đi đầu) đang kiểm tra tình hình neo thuyền tại âu thuyền xã Phú Hải, huyện Phú Vang
Miền Trung hối hả chạy bão - 35

Hàng trăm chiếc tại Phú Hải đã neo an toàn
Miền Trung hối hả chạy bão - 36

Tại xã Phú Thuận bên cạnh, các ghe thuyền đã chắc chắn với dây thừng bện buộc chặt vào cột sắt

Miền Trung hối hả chạy bão - 37

Ở quán kem Thảo Nguyên sát bờ sông đã dọn hết trước đây mấy ngày
Miền Trung hối hả chạy bão - 38

Kyốt bán thư pháp, sách Huế trên đường Lê Lợi đã gài chốt
Miền Trung hối hả chạy bão - 39
Các khách Tây đi du lịch đứng tìm đường bên một xe đẩy chuyên bán đồ ăn cho HS cấp 1 đã “trùm chăn” ở sát trường.

Nguyễn Duy - Ô Châu - Đại Dương - Đặng Tài