1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đắk Lắk:

Hàng vạn người “đổ” về Buôn Đôn cưỡi voi đầu năm

(Dân trí) - Trong những ngày Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, hàng vạn người từ khắp nơi đã “đổ” về huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk) để được trải nghiệm “cảm giác lạ” - cưỡi voi ngày đầu năm.

Theo quan niệm của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, voi là con vật linh thiêng, biểu tượng cho sức mạnh, sự giàu có của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Voi gần gũi, thân thiết với cuộc sống người đồng bào Tây Nguyên trong mọi sinh hoạt hàng ngày.

Địa danh Buôn Đôn (Bản Đôn) - xưa kia nổi tiếng khắp Đông Dương bởi nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Nhắc đến mảnh đất này người ta không thể không nhắc đến huyền thoại săn voi Ama Kông - được xem là biểu tượng của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ. Trong sự nghiệp của mình, vua săn voi Ama Kông đã săn bắt, thuần dưỡng được 298 con voi rừng.

Công việc của loài voi nhà trước kia là giúp người vận chuyển, kéo gỗ xây nhà, làm thủy lợi… tuy nhiên hiện nay voi Tây Nguyên đã có một nghề mới là chở khách du ngoạn trên sông, vượt suối, băng rừng...

Ông Nguyễn Đức - Trưởng bộ phận Trung tâm Du lịch Bản Đôn (đóng trên địa bàn huyện Buôn Đôn) cho biết, trong 6 ngày Tết Nguyên đán có khoảng 27.000 lượt khách “đổ” về Buôn Đôn. Dịp Tết, Trung tâm đã huy động 14 con voi luân chuyển để phục vụ nhu cầu cưỡi voi của người dân, trung bình mỗi ngày thu khoảng 50 triệu đồng, chia ra khoảng 600.000 đồng/giờ.

Đi cầu treo qua sông Sê-rê-pôk trước khi đến các trạm cưỡi voi.
Đi cầu treo qua sông Sê-rê-pôk trước khi đến các trạm cưỡi voi.

Trạm trung chuyển khách cưỡi voi.
Trạm trung chuyển khách cưỡi voi.

Bắt đầu trải nghiệm cảm giác lắc lư trên lưng voi.
Bắt đầu trải nghiệm cảm giác lắc lư trên lưng voi.

Du ngoạn.
Du ngoạn.

Voi vượt sông Sê-rê-pôk.
Voi vượt sông Sê-rê-pôk.

Tiến vào rừng...
Tiến vào rừng...

Thong dong trở về.
Thong dong trở về.

Kết thúc hành trình.
Kết thúc hành trình.

Thích thú là cảm giác của nhiều người.
Thích thú là cảm giác của nhiều người.

Viết Hảo