1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đăk Lăk:

Hàng vạn m3 gỗ nhiều năm ngâm dưới lòng sông

(Dân trí) - Tại khúc sông thuộc địa bàn xã Ia R’vê, người dân địa phương phát hiện rất nhiều cây gỗ bị chôn vùi dưới lớp bùn và ngâm trong nước suốt cả thời gian dài hàng chục, hàng trăm năm với khối lượng hàng vạn mét khối...

Hàng vạn m3 gỗ nhiều năm ngâm dưới lòng sông - 1
Một lượng lớn gỗ rừng đổ về từ thượng nguồn sau cơn bão số 9 năm 2009 (Ảnh: Hồng Kỹ)
 
Sông Ea H'leo chảy từ huyện Ea Hleo đến huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk) là một nhánh nhỏ đổ ra sông Sê Rê Pốc, rồi chảy về sông lớn Mê Kông. Do ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên của quá trình mưa, bão lũ, đã có vô số cây gỗ to, nhỏ cuốn trôi xuống lòng sông Ea H'leo. Tại khúc sông thuộc địa bàn xã Ia R’vê, người dân địa phương phát hiện rất nhiều cây gỗ bị chôn vùi dưới lớp bùn và ngâm trong nước suốt cả thời gian dài hàng chục, hàng trăm năm với khối lượng hàng vạn mét khối. Nếu làm tốt công tác trục vớt sẽ tận dụng được khối lượng gỗ khá lớn, phục vụ phát triển kinh tế địa phương.

 

Phần lớn các loại cây gỗ được phát hiện lắng chìm dưới lòng sông là những loại gỗ tốt thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5, gồm gỗ sao, sến, cam xe, cà chắc, bằng lăng và gỗ dầu. Phần lớn các cây gỗ có đường kính lớn từ 1 đến hơn 2 mét, mỗi cây gỗ có khối lượng từ 3 đến 8 m3. Trải qua thời gian dài ngâm trong nước, nhiều cây gỗ bị bong lớp vỏ, bị bào mòn, một số cây còn trơ lại phần lõi nhưng gỗ vẫn rất tốt.

 

Trước năm 2000, cũng đã có vài doanh nghiệp ngành lâm nghiệp đã trục vớt được hàng chục mét khối gỗ tròn. Tuy nhiên, việc trục vớt gỗ trên sông rất vất vả, nguy hiểm và tốn thời gian hơn so với khai thác gỗ trên rừng. Số gỗ được trục vớt này đã đưa vào cưa xẻ làm vật liệu xây dựng và chế biến hàng mộc phục vụ sinh hoạt.

 

Gần đây, một công ty tư nhân ở TP Buôn Ma Thuột đã trục vớt và tận dụng những cây gỗ bị gãy, bị đổ cuốn trôi xuống lòng sông thuộc địa phận xã Ia R’vê (huyện Ea súp) với khối lượng 406 m3 gỗ tròn. Để trục vớt được những cây gỗ bị chôn vùi dưới lòng sông, doanh nghiệp phải cho người lặn xuống dòng sông mò tìm và đưa những cây sắt thụt tìm kiếm thân gỗ ở dưới nước. Sau khi phát hiện được cây gỗ, doanh nghiệp phải móc cáp, đưa xe máy tời cây gỗ lên rồi cắt khúc và kéo về tập kết tại bãi trên bờ sông.

 

Trục vớt gỗ chôn vùi dưới lòng sông lên là việc làm hữu ích nhằm tận dụng nguồn lâm sản đang mất dần, trong lúc nguồn gỗ tự nhiên tại địa phương đã bị cạn kiệt.

 

Nguyễn Tiên Tri

TTXVN