1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hà Nội: Đình cổ di tích quốc gia "chống nạng" chờ... sập

(Dân trí) - Đình Tiền Lệ có từ thời Lê Trung Hưng có giá trị kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, đến nay đình đã xuống cấp nghiêm trọng, người dân phải "chống nạng" đề phòng đình... sập.

Video: Đình Tiền Lệ cổ kính "chống nạng" chờ sập


Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn sở tại. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia ngày 02/6/2011. Tuy nhiên sau gần 7 năm được công nhận di tích lịch sử quốc gia, đến nay đình Tiền Lệ đang trong cảnh chống nạng đợi sập bất cứ khi nào.

Đình Tiền Lệ nằm trên địa phận thôn Tiền Lệ (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Di tích còn giữ được kiến trúc, sắc thái nghệ thuật thời Lê và được gọi theo tên thôn sở tại. Đình được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia ngày 02/6/2011. Tuy nhiên sau gần 7 năm được công nhận di tích lịch sử quốc gia, đến nay đình Tiền Lệ đang trong cảnh "chống nạng" đợi sập bất cứ khi nào.


Với lịch sử hơn 300 năm để lại, dù được xây dựng phần lớn bằng gỗ lim, ngôi đình vẫn không thể thắng được sự khắc nghiệt của thời gian, mưa nắng. Phần cánh cửa của đình hiện không còn. Mỗi khi mưa bão, nước hắt vào bên trong, lênh láng.

Với lịch sử hơn 300 năm để lại, dù được xây dựng phần lớn bằng gỗ lim, ngôi đình vẫn không thể thắng được sự khắc nghiệt của thời gian, mưa nắng. Phần cánh cửa của đình hiện không còn. Mỗi khi mưa bão, nước hắt vào bên trong, lênh láng.


Khung trụ của đình là 48 cây gỗ lim đường kính một người ôm. Kết cấu đình theo lối chữ Đinh với các hạng mục đại bái và hậu cung. Đại bái là một công trình đồ sộ gồm 5 gian, chiều rộng lá mái 13,8m. Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn.

Khung trụ của đình là 48 cây gỗ lim đường kính một người ôm. Kết cấu đình theo lối chữ Đinh với các hạng mục đại bái và hậu cung. Đại bái là một công trình đồ sộ gồm 5 gian, chiều rộng lá mái 13,8m. Ba gian giữa có kích thước bằng nhau, hai gian kế bên nhỏ hơn.


Giống như những ngôi đình thời Lê khác, đình Tiền Lệ có nhiều dấu tích lỗ mộng trên thân cột và ván. Chính giữa làm khảm lửng, hai bên là hai ban thờ. Hậu cung là nhà dọc hai gian, nối từ gian giữa vào trong.

Giống như những ngôi đình thời Lê khác, đình Tiền Lệ có nhiều dấu tích lỗ mộng trên thân cột và ván. Chính giữa làm khảm lửng, hai bên là hai ban thờ. Hậu cung là nhà dọc hai gian, nối từ gian giữa vào trong.

Bên trong đình được chạm khắc nhiều họa tiết hoa tranh và lưỡng long trầu nguyệt, hình tượng rồng, sóng nước mang phong cách thời Lê.
Bên trong đình được chạm khắc nhiều họa tiết hoa tranh và lưỡng long trầu nguyệt, hình tượng rồng, sóng nước mang phong cách thời Lê.

Ngay cạnh đình còn có một bia đá khắc chữ nho.

Ngay cạnh đình còn có một bia đá khắc chữ nho.


Theo ông Nguyễn Như Chương, trưởng ban khánh tiết của thôn Tiền Lệ, khoảng ba năm nay, đình bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều kèo, cột bị mục nát không đỡ được mái ngói nên có phần mái ngói võng xuống, xô lệch. Để khắc phục, người dân dùng cây xoan, tre chằng chống quanh đình, trông rất tạm bợ.

Theo ông Nguyễn Như Chương, trưởng ban khánh tiết của thôn Tiền Lệ, khoảng ba năm nay, đình bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều kèo, cột bị mục nát không đỡ được mái ngói nên có phần mái ngói võng xuống, xô lệch. Để khắc phục, người dân dùng cây xoan, tre chằng chống quanh đình, trông rất tạm bợ.


Việc chống sập hiện chỉ dừng lại ở biện pháp chằng chống tạm bợ. Theo ông Chương, nhiều phần xuống cấp nhưng người dân không dám động vào vì có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu của toàn mái đình. Nhiều chi tiết được đánh giá là đã hỏng, không còn khả năng chống đỡ.

Thôn Tiền Lệ chủ yếu sống bằng nghề trồng rau màu ngoài bãi, việc huy động số tiền lên đến vài tỷ đồng để tu sửa đình nằm ngoài khả năng.

Việc chống sập hiện chỉ dừng lại ở biện pháp chằng chống tạm bợ. Theo ông Chương, nhiều phần xuống cấp nhưng người dân không dám động vào vì có thể gây ảnh hưởng đến kết cấu của toàn mái đình. Nhiều chi tiết được đánh giá là đã hỏng, không còn khả năng chống đỡ.

Thôn Tiền Lệ chủ yếu sống bằng nghề trồng rau màu ngoài bãi, việc huy động số tiền lên đến vài tỷ đồng để tu sửa đình nằm ngoài khả năng.


Trước đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Tiền Lệ để bảo tồn bằng nguồn kinh phí do thành phố Hà Nội hỗ trợ.

Trước đó Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích đình Tiền Lệ để bảo tồn bằng nguồn kinh phí do thành phố Hà Nội hỗ trợ.


Từ năm 2012, Bộ VHTTDL đề nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế đủ năng lực lập dự án để trình Bộ thẩm định. Tuy nhiên đến nay đã gần 5 năm trôi qua, ngôi đình vẫn chưa được tu sửa.

Từ năm 2012, Bộ VHTTDL đề nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế đủ năng lực lập dự án để trình Bộ thẩm định. Tuy nhiên đến nay đã gần 5 năm trôi qua, ngôi đình vẫn chưa được tu sửa.


Nhiều phần kèo cột mục nát, mối mọt.

Nhiều phần kèo cột mục nát, mối mọt.


Người dân Tiền Lệ cho biết luôn cảm thấy lo lắng cho ngôi đình, nếu tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài mà không được đại tu, đình có thể sập bất cứ lúc nào.

Người dân Tiền Lệ cho biết luôn cảm thấy lo lắng cho ngôi đình, nếu tình trạng xuống cấp nghiêm trọng kéo dài mà không được đại tu, đình có thể sập bất cứ lúc nào.

Trọng Trinh