1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

“Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng nhẹ nhàng”

(Dân trí) - Ngồi đón tiếp những đoàn khách vào thăm hỏi, anh Võ Hồng Nam - con trai út của Đại tướng, cho biết tướng Giáp ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản, gương mặt vẫn hồng hào.

Sáng 5/10, chúng tôi có mặt tại khu vực ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) - nơi Đại tướng và gia đình sống hơn nửa thế kỉ qua. Sự yên bình, tĩnh lặng vẫn bao phủ ngôi nhà như khi Đại tướng còn sống tại nơi đây.

Những hình ảnh về vị Đại tướng huyền thoại của Việt Nam, oai hùng trên chiến trận song cũng rất bình dị, yêu thương, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày dường như vẫn hiện hữu từ góc phố,  đến khoảng sân, căn nhà. 
Tay vịn bờ tường ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, cựu chiến binh Sư đoàn 3 Sao Vàng Nguyễn Văn Nam lau nước mắt, ngậm ngùi nói: "Chúng tôi nghe theo tiếng gọi của non sông, của Bác đã xẻ dọc Trường Sơn vào nam chiến đấu. Suốt mấy năm chiến chinh, luôn có hình ảnh Bác, hình ảnh anh Văn (tên thường gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) trong trái tim chúng tôi. Chúng tôi là người lính nhưng chưa khi nào thấy anh Văn xa lạ, cách biệt. Nhưng lần này, nỗi chia cách âm dương trở nên xa xôi quá. Cả đêm qua tôi đã khóc. Nhiều bạn bè đồng ngũ đã gọi điện thoại chia sẻ mà tôi cũng không cầm được nước mắt".
Nhiều người dân, các cựu chiến binh đi qua ngôi nhà 30 Hoàng Diệu đều đi chậm hoặc dừng hẳn lại, ngoái nhìn vào bên trong. Nhiều người trong số đó lau vội khóe mắt. Tất cả dường như chưa tin vào sự mất mát đột ngột và quá đỗi đau thương này.
Chúng tôi có mặt tại nhà riêng Đại tướng từ sáng sớm ngày 5/10. Khí trời Hà Nội đã vào thu pha chút se lạnh. Hà Nội đã chuyển mùa.
Những người thân, người giúp việc của Đại tướng ra vào căn nhà một cách lặng lẽ. Tất cả căn nhà nhìn đâu cũng thấy bóng dáng của vị tướng tài ba, đức độ. Phòng khách vẫn được bày biện gọn, giản dị với hàng ngàn câu đối, bài thơ, tranh, ảnh chúc mừng Đại tướng nhiều năm qua được treo trang trọng trong phòng. Bên kia góc phòng nhỏ là những vần thơ được khắc trên đá của Giáo sư Bùi Trọng Liễu kính tặng Đại tướng năm 1996. Trên bàn tiếp khách, ấm trà nóng ướp sen vừa pha thơm nhẹ… Có điều tất cả đều thiếu đi bàn tay và hình ảnh của người.
Một góc vườn phía trước ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
Ngõ vào thênh thang

Một góc vườn phía trước ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Vẫn là ngôi nhà 2 tầng quét vôi vàng bao trùm bởi cây, hoa nhưng hôm nay có vẻ đượm buồn và vắng bóng hơn mọi ngày. Khuôn viên vườn như như thênh thang hơn bởi vắng hình ảnh của người. Sự tĩnh lặng, bình dị vẫn bao phủ ngôi nhà vẫn như khi Đại tướng vẫn còn sống nơi đây. Bên ngoài, các chiến sỹ cảnh vệ, nhân viên Văn phòng Đại tướng vẫn tận tâm canh giữ, chăm sóc cho ngôi nhà như mọi ngày.
Ngõ vào thênh thang
Ngõ vào thênh thang
Ngôi nhà được bao bọc bởi cây cối 4 mùa
Ngôi nhà được bao bọc bởi cây cối 4 mùa 
Phòng tiếp khách nhà chính
Con trai út của Đại tướng đón tiếp các đoàn khách vào thăm hỏi
 
Hành lang phòng tiếp khách nhà chính
 
Một góc vườn phía sau nhà Đại tướng
Những kỷ vật của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
 
Ngồi đón tiếp những đoàn khách vào thăm hỏi, anh Võ Hoài Nam - con trai út của Đại tướng, cho biết tướng Giáp ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản, gương mặt vẫn hồng hào.
 
Ngồi ngay bên cạnh phòng trưng bày và tiếp khách cạnh khu nhà, Đại tá Nguyễn Huyên, thư ký phụ trách Văn phòng Đại tướng - người đã từng được cận kề, giúp việc với người trong thời gian dài trầm ngâm trải lòng: "Cuộc đời tôi được vinh hạnh gắn bó với Đại tướng không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Tướng Giáp là vị tướng tài ba, đức độ, khoan dung. Ông rất ít nói và chưa bao giờ phàn nàn, hay nặng lời với cấp dưới"… Ông Huyên nhân mạnh, Đại tướng luôn xứng đáng như lời Thượng tướng Trần Văn Trà đã nói "là Tư lệnh của mọi Tư lệnh, Chính ủy của mọi Chính ủy”.
 
Một góc vườn phía sau nhà Đại tướng

 
Một góc vườn phía sau nhà Đại tướng
Một góc vườn phía sau nhà Đại tướng

 

Nhóm phóng viên