1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. TPHCM vào mùa mưa

ĐBSCL:

Bi hài cảnh lúa chín đầy đồng nhưng không thể gặt về

(Dân trí) - Lúa chín đầy đồng nhưng không có người gặt, máy gặt đợi mãi không thấy đến, ngày qua ngày nông dân đứng ngồi không yên nhìn lúa đổ rục ngoài đồng.

Mấy ngày nay, đi đến các xã vùng sâu của huyện Thới Lai (Cần Thơ), huyện Tam Bình (Vĩnh Long), Châu Thành (Hậu Giang),… đâu đâu cũng thấy những cánh đồng lúa chín vàng óng trải dài mênh mông. Trong niềm vui trúng mùa, bà con không khỏi lo lắng, sốt ruột khi lúa đến ngày thu hoạch mà máy gặt đập liên hợp (MGĐLH), nhân công khan hiếm, dẫn đến tình trạng nhiều cánh đồng lúa chín rục ngoài đồng mà chẳng thể đưa về.

Anh Nguyễn Thanh Hiên - ấp Thới Hiệp B, xã Xuân Thắng, huyện Thới Lai - bồn chồn cho biết: Theo lịch hẹn với MGĐLH là mùng 9 âm lịch gặt lúa nhưng đến nay đã qua 4 ngày mà vẫn chưa gặt được. Nhìn lúa chín rục ngoài đồng sốt ruột vô cùng, nếu trễ thêm 1, 2 ngày nữa, tỷ lệ hao hụt sẽ tăng lên, công cắt cũng tăng lên (do lúa ngã) và đáng lo nhất là khi lúa chín thế này mà gặp một cơn mưa nhỏ là tiêu đời luôn”.

Đến ngày thứ 5, 1 héc ta lúa của anh Nguyễn Thanh Niên vẫn chưa thể thu hoạch

Đến ngày thứ 5, 1 héc ta lúa của anh Nguyễn Thanh Niên vẫn chưa thể thu hoạch

Chung cảnh ngộ với anh Hiên, gia đình anh Nguyễn Văn Dư ở Châu Thành (Hậu Giang) chia sẻ: “Từ khi có MGĐLH, lao động nông thôn thất nghiệp nên họ lên thành phố làm công nhân. Bởi vậy, bà con muốn tìm nhân công gặt lúa còn khó hơn chuyện lên trời. Trong tình thế này, bà con có sốt ruột mấy thì cũng phải chờ máy đến gặt, hao hụt bao nhiêu cũng đành chịu, chứ thuê nhân công gặt lúa thì chi phí đội lên gấp 2 lần”.

Nhiều hộ trồng giống lúa phẩm chất thấp cho biết, nếu giá lúa ở mức 4.100 - 4.200 đồng/kg, cộng với chi phí gặt lúa cao (do lúa ngả) như hiện nay và việc thu hoạch trễ,... nhiều nông dân đã tính đến chuyện bán lúa đứng cho vịt ăn, khỏi tốn công thu hoạch.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá gặt lúa đứng năm nay tăng khoảng 5 - 10% so với năm rồi. Riêng lúa ngã, từ mức 350.000 đồng/công, năm nay tăng lên 450.000 – 500.000 đồng/công. Ngoài ra, giá kéo lúa về nhà cũng tăng nhanh, từ mức 300.00 – 400.000/ ha nay tăng lên từ 500.000 – 700.000 đồng/ha. Đáng nói, nếu nông dân thuê nhân công gặt lúa, mỗi công trung bình từ 300.000 – 400.000 đồng (tuỳ lúa đứng, ngã) chưa tính tình công gặt, rải rơm, kéo lúa về nhà,… do vậy nếu người dân thu hoạch thủ công như trước thì chi phí tăng gấp 2 lần so với thu hoạch lúa bằng MGĐLH.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn Dũng - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Thắng - cho biết: “Tình trạng thiếu máy gặt lúa không chỉ diễn ra ở xã Xuân Thắng mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác. Nguyên nhân chính của việc này một phần là do các địa phương thiếu MGĐLH và cộng với diện tích lúa bị ngã năm nay nhiều quá nên dẫn đến việc các chủ máy thu hoạch chậm và gây ứ động diện tích lúa chưa thu hoạch như hiện nay”.

Đến ngày thứ 5, 1 héc ta lúa của anh Nguyễn Thanh Niên vẫn chưa thể thu hoạch

Theo nghiên cứu của Viện Lúa ĐBSCL, hiện toàn vùng có trên 7.000 MGĐLH, với số lượng này mới đáp ứng được 40% nhu cầu thu hoạch lúa tại địa phương và đến năm 2015, số MGĐLH chỉ đáp ứng được 70 - 80% nhu cầu ở khu vực. Nên tình trạng thiếu MGĐLH trong một 2 năm tới vẫn tiếp tục diễn ra nếu các địa phương chưa thật sự quan tâm đến vấn đề này, nhất là nghị định 65 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất, góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch cho ngành nông thuỷ sản chưa được khơi thông.

 Nguyễn Hành