1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

100 tỷ đồng cho một km đê biển kiên cố

Đó là khẳng định của ông Đặng Quang Tính - Cục trưởng Cục Phòng, chống lụt bão và Quản lý đê điều Trung ương. Theo ông, Việt Nam chưa đủ điều kiện để kiên cố hóa đê biển.

Thưa ông, cơn bão vừa qua cho thấy, phải chăng hệ thống đê biển của ta đã quá lạc hậu?

 

Đúng là hệ thống đê biển của ta chỉ có khả năng chịu những cơn bão với sức gió giật đến cấp 9. Tuy vậy, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp tới đê như thời gian bão duy trì lâu hay chóng, triều ở mức nào. Cơn bão số 7 quả thật là quá sức với nhiều tuyến đê của ta, bởi nó duy trì trong một thời gian khá dài, tới 12 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, tuyến đê này trước đó đã bị trọng thương bởi một số cơn bão, nên việc bị vỡ là khó tránh khỏi.

 

Hầu hết các tuyến đê biển của chúng ta phần thân làm bằng cát, chỉ có phần mặt ngoài và chân đê là được kè đá. Thực tế đã chứng minh là các tuyến đê bị vỡ đều do tác động từ phía bên trong. Phải chăng chúng ta chưa đầu tư đúng mức cho những tuyến đê biển, thưa ông?

 

Với một đất nước điều kiện kinh tế còn khó khăn như chúng ta, thì việc bỏ ra 100 tỉ đồng để làm 1km đê biển là điều phi thực tế. Bản thân nước Mỹ, với hệ thống đê bêtông kiên cố như vậy, mà khi cơn bão Katrina ập đến cũng đã phải chịu những thiệt hại nặng nề.

 

Nói vậy để thấy, chúng ta phải tuỳ tình hình thực tế mà liệu. Ta không có đủ tiền để kiên cố đê biển chống lại bão lớn, thì chúng ta lại phải có những biện pháp thay thế như di dời dân chẳng hạn.

 

Vừa qua, chúng ta đã thực hiện một cuộc sơ tán chưa từng có, với việc di dời 30 vạn dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Và đến giờ phút này, tôi có thể khẳng định là chúng ta đã thành công với phương án này.

 

Tuy vẫn phải chịu một vài hậu quả như đất nhiễm mặn hay hoa màu, tài sản bị thiệt hại, nhưng so với việc phải cải tạo lại đê một cách hệ thống, thì phương án di dời dân vẫn là tối ưu.

 

Xin cảm ơn ông.

 

Theo Lao động