1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghề khai thác sò: Tiền nhiều, nguy hiểm lắm

Gần đây, hàng ngàn người đổ về cảng Phan Thiết, ven bờ biển các xã thuộc huyện Hàm Tân, Tuy Phong (Bình Thuận)… Họ là những người lặn sò và cả phụ nữ, trẻ em đi cạy sò thuê cho các chủ vựa… Những đồng tiền họ kiếm được thấm đẫm mồ hôi và cả nước mắt.

Năm 2004, ngư dân Bình Thuận khai thác  được 35.000 tấn các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ như sò lông, sò điệp, sò dòm, sò giấy, sò ngao… có giá trị nguyên liệu khoảng 200 tỷ đồng.

Mùa khai thác các loại sò bắt đầu từ tháng 8 năm trước kéo dài đến tháng 3 năm sau. Năm nay, mới đầu mùa sò đã xuất hiện khá nhiều, nhất là sò lông, ngao và dòm, hứa hẹn bội thu cho ngư dân, người bốc vác, người cạy sò thuê và các cơ sở chế biến - xuất khẩu.

Cồi (phần ruột đã làm sạch) sò lông, ngao, dòm lớn được chế biến đông lạnh xuất đi các nước EU. Cồi sò lông, ngao, dòm nhỏ luộc chín và sấy khô là mặt hàng Trung Quốc ưa chuộng. Hiện nay, giá các loại sò tại Phan Thiết dao động từ 3.000 đến 8.000 đồng/kg.

Bình Thuận vào mùa sò có khoảng 400 thuyền với 2.000 ngư dân hành nghề lặn. Trong số này có thuyền chưa được kiểm tra an toàn thiết bị lặn và cấp phép.

Ngoài ra có một số thợ lặn… chui, hầu hết là người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa... Những người này không qua lớp kỹ thuật lặn, không được cơ quan y tế khám sức khỏe, không chứng nhận hợp đồng bảo hiểm nhân mạng, không ký kết hợp đồng giữa chủ thuyền và thợ lặn.

Bình Thuận vào mùa sò có khoảng 400 thuyền với 2.000 ngư dân hành nghề lặn. Trong số này có thuyền chưa được kiểm tra an toàn thiết bị lặn và cấp phép. Ngoài ra có một số thợ lặn… chui, hầu hết là người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa...

Những người này không qua lớp kỹ thuật lặn, không được cơ quan y tế khám sức khỏe, không chứng nhận hợp đồng bảo hiểm nhân mạng, không ký kết hợp đồng giữa chủ thuyền và thợ lặn.

Nghề khai thác sò: Tiền nhiều, nguy hiểm lắm - 1

Cạy sò thuê ở Cảng Phan Thiết

Nghề lặn sò là nghề lao động nặng nhọc và nguy hiểm, mùa sò năm nào cũng xảy ra không ít trường hợp thợ lặn bị tử vong hoặc bị liệt hai chi vì sự thay đổi áp suất đột ngột khi từ dưới biển sâu trồi lên thuyền.

Chỉ tính riêng Hàm Tân, một ngư trường phong phú các loài sò của Bình Thuận, trong các mùa sò gần đây, bệnh viện huyện này phải cấp cứu hàng trăm thợ lặn trong độ tuổi 18 - 42.

Trong đó bị yếu, liệt 2 chi chiếm tỷ lệ 68,2%; do lặn quá sâu - trên 25 mét nước - chiếm tỷ lệ 46,7% và tê, đau tứ chi chiếm 42%…

Một bộ quần áo lặn chuyên nghiệp sẽ làm giảm bớt áp lực nước, giảm bớt lạnh nhưng rất ít thợ lặn sắm được. Thợ lặn thường mặc đơn giản, mang kính lặn, miệng ngậm ống hơi phát từ máy nén khí đặt trên thuyền, tay cầm móc sắt, túi lưới quàng vào cổ, đai chì đeo thắt lưng để di chuyển dưới độ sâu của đại dương và cào, nhặt sò bỏ vào túi...

Anh Trần Văn Kinh 35 tuổi, quê  Đồng Hới - Quảng Bình cho biết : “ở quê, tôi chỉ lặn sâu 12 - 15 mét nước, vào Bình Thuận có lúc khai thác sò ở độ sâu tới 25 - 30 mét nước nên rất dễ bị tai nạn”.

Còn bác Lê Văn Nhiên 47 tuổi, quê Nghệ An, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề lặn sò thừa nhận: “Lặn sâu thường kiếm được nhiều tiền nhưng cũng nguy hiểm hơn nhiều”.

Theo Phương Thảo
Tiền Phong