1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

CV “đẹp” cho sinh viên

(Dân trí) - Bạn đang còn ngồi trên ghế nhà trường, nhưng bạn muốn thử sức. Bạn chưa có bằng, chưa có kinh nghiệm, bạn làm sao để tạo ra một hồ sơ xin việc gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng?

1. Trình bày đầy đủ những thành tích tiêu biểu mà bạn có như: học vấn, kinh nghiệm (như gia sư, bán hàng chẳng hạn), các hoạt động xã hội, phần thưởng, mục tiêu và các mối quan hệ.

 

Chọn một trong những kiểu CV dưới đây để trình bày:

 

- CV truyền thống (Chronological) là loại CV trình bày một cách thứ tự theo thời gian;

- CV chức năng (Functional) cho phép bạn tự do trình bày những ưu điểm nổi bật nhất của bạn lên hàng đầu.

 

2. Đọc và sửa lại tất cả nội dung trong CV trước khi bạn chắc chắn là nó đã thực sự hoàn hảo. Ngoài ra, nên nhờ vài người bạn đọc đi đọc lại CV của bạn nhiều lần để chắc chắn hơn. Chú ý kiểu chữ và cấu trúc ngữ pháp. Dùng kiểu chữ đơn giản, thông dụng để in và xem xét lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp cho đúng. Đó là một trong những lỗi sai đầu tiên mà nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm, không có lý do gì để CV của một ứng viên có học vấn mà lại đi mắc những lỗi sơ đẳng như vậy.

 

3. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy liệt kê ra danh sách các việc làm tình nguyện của trường. Bạn có thể lấp vào khoảng trống ấy trong CV bằng những hoạt động của trường dù bạn có tham gia hay không. Chẳng hạn các hoạt động thể thao của trường, các họat động tình nguyện, thậm chí bạn đã từng đi bán hàng cho mẹ, tại sao không ghi vào? Hè vừa rồi bạn đã giúp ông anh trai điều hành một xưởng sản xuất nhỏ, tốt quá. 

 

4. Thành tích học tập là điều quan trọng mà bạn cần phải nhấn mạnh trong CV. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá ứng viên mà không cần phải phân biệt bạn lớn tuổi hay nhỏ tuổi, không cần biết bạn làm thế nào để có nhiều kinh nghiệm.

 

Theo HRvietnam