1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Công việc gây đau khổ?

Sự không thỏa mãn trong công việc rất phổ biến và thường xuyên xảy ra trong công sở. Patrick Lencioni đã giúp chúng ta tìm hiểu nguyên nhân của sự đau khổ này trong cuốn sách “The three signs of a miserable job”.

Ba dấu hiệu của một công việc đau khổ

 

1. Nặc danh: Nhân viên cảm thấy như “kẻ nặc danh” khi ít được sếp chú ý đến.

 

2. Không thích hợp: Điều này xảy ra khi nhân viên thấy họ làm việc không hiệu quả. Một thực tế, ai cũng cần được biết công việc của họ làm đem lại kết quả cho ai đó - khách hàng, đồng nghiệp, thậm chí cả người quản lý theo cách này hay cách khác.

 

3. Không tính toán: Đó là khả năng họ không xác định được thành công của bản thân hay đóng góp của họ. Và kết quả là họ thường phụ thuộc vào ý kiến của người khác, thường là sếp để đánh giá thành công của mình.

 

Ba cách để “cứu khổ”

 

1. Đánh giá sếp: Sếp của bạn có sẵn sàng và có khả năng giải quyết những vấn đề trên? Hầu hết các sếp không muốn cải thiện tình hình vì họ không có hứng thú hoặc quá bận rộn.

 

2. Giúp sếp hiểu cái bạn cần: Điều này có nghĩa là bàn bạc lại với sếp xem  nhân tố đánh giá sự thành công của bạn là gì. Bạn cũng có thể hỏi sếp: “Tại sao công việc này tôi làm lại có sự khác biệt với những người khác?”.

 

3. Hành động nhiều hơn sếp muốn: Những nhân viên quan tâm nhiều tới cuộc sống của sếp thường hành động như người mà sếp tìm kiếm. Hoặc hãy tìm cách để làm sếp hiểu hành động của họ đã tạo sự khác biệt tích cực đến bạn ra sao.

 

Hãy thực tế

 

Richard Phillips, người thành lập Career Advantage Solutions, đồng ý rằng điều chỉnh cách quản lý của sếp là một cách hiệu quả để cải thiện sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo những nhân viên nên thực tế với những mong chờ của mình.

 

“Nhà quản lý không phải là người đọc được suy nghĩ của người khác và cơ hội đến hay không phụ thuộc vào cách giao tiếp của bạn”, ông nói thêm.

 

Theo Vũ Trang

Sinh viên Việt Nam