“Tai nạn” từ phần mềm diệt virus miễn phí

Tắt rồi lại mở, mở xong lại tắt, chiếc laptop của Tuấn vẫn không thể khởi động lại được. Đến lúc biết không thử tự mình “sơ cứu”, Tuấn mới mang “nạn nhân” đến Trung tâm bảo hành để nhờ hỗ trợ.

Sau hơn 15 phút kiểm tra, anh kỹ thuật viên cho biết, tạm thời máy đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, toàn bộ dữ liệu đã hỏng và không thể phục hồi. Mặt Tuấn tối sầm lại vì biết mình vừa đánh mất hơn ngàn đô bởi bản vẻ dự án sắp hoàn tất đã “vĩnh viễn ra đi”.
 
Là một kiến trúc sư làm việc tự do, chiếc laptop là phương tiện tác nghiệp không thể thiếu với Tuấn. Tuy nhiên, chỉ vì virus máy tính mà toàn bộ bản vẻ của anh đã biến mất khỏi ổ đĩa.
 
Trường hợp của Tuấn cũng không phải ngoại lệ. Nguyên Trang là một nhân viên kiểm toán của một công ty nhà nước. Do phải đi lại thường xuyên nên cô làm việc chủ yếu trên chiếc laptop của mình. Không quan tâm lắm đến vấn đề virus máy tính, cô chỉ sử dụng một phần mềm miễn phí để cài đặt cho máy mình. Một lần khi chiếc máy tính đang chạy yên ả thì đột ngột tắt ngúm. Cô “chạy chữa” khắp nơi nhưng giải pháp cuối cùng dành cho cô là cài lại hệ điều hành. Toàn bộ các dữ liệu và phần mềm bản quyền trên ổ đĩa hệ thống cũng vì vậy mà phải “hy sinh”.
 
Virus máy tính lây nhiễm qua những con đường nào?
 
Một máy tính bất kỳ khi sử dụng đều có khả năng bị nhiễm virus. Virus thường lây lan qua các con đường như: Internet, email, ổ đĩa USB, ổ cứng, đĩa CD… Virus thường xuyên xuất hiện các biến thể mới từng giờ từng phút. Có nhiều loại virus khác nhau và mức độ phá hoại cũng khác nhau. Khi lây nhiễm vào máy tính, virus có thể làm máy tính hoạt động chậm, làm hỏng các file bị lây nhiễm, làm mất dữ liệu, gây lỗi hệ thống. Các loại spyware, adware sử dụng máy tính của nạn nhân để quảng cáo bất hợp pháp, gửi thư rác, gây khó chịu cho người sử dụng, gây mất an ninh thông tin, đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, số thẻ tín dụng… Một số loại virus lợi dụng máy tính của nạn nhân để tạo mạng botnet (mạng máy tính ma), dùng để tấn công hệ thống máy chủ, website khác… Vì vậy việc sử dụng phẩm mềm diệt virus là rất cần thiết cho máy tính của bạn.
 
Tại sao người ta vẫn dùng phần mềm diệt virus miễn phí?
 
Từ trước tới giờ chúng ta đã quá quen thuộc với khái niệm "miễn phí" - "free" khi nhắc đến những phần mềm máy tính, đó là thuộc tính cố hữu của người Việt Nam, thích xài đồ tốt, có chất lượng, trong khi không muốn mất tiền hay điều gì đó đổi lại.
 
“Tai nạn” từ phần mềm diệt virus miễn phí - 1
Avira – top 5 phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất
 
Một thời gian rất dài, chúng ta chỉ thích bẻ khóa, lục key để xài phần mềm chứ ít ai chịu bỏ tiền ra để mua một phần mềm có bản quyền. Hiện nay, điều đó phần nào được thay đổi, nhiều người đã ý thức được rằng việc mua một phần mềm bản quyền thì sử dụng ưu việt hơn, đỡ mất thời gian, tránh thao tác rườm rà vốn có của phần mềm miễn phí. Qua thực tế, việc bảo vệ máy tính và dữ liệu là rất quan trọng. Virus, trojan, malwave...những phần mềm độc hại ngày càng nhiều và tỷ lệ thuận với mức độ nguy hiểm. Nếu một ngày đẹp trời, bạn mở máy tính lên, và ôi không! Đồ án của bạn đã biến mất chỉ vì những con virus máy tính.
 
Nhà sản xuất nói gì về việc này?
 
Ông Dương Nhật Liêm, đại diện Avira Việt Nam, hãng phần mềm diệt virut hàng đầu của Đức từng cảnh báo: “Phần mềm diệt virus miễn phí đôi khi lại làm gia tăng tác hại trong vấn đề an ninh mạng. Không ít người dùng vẫn "nuôi" trong mình một suy nghĩ: cứ crack (bẻ khóa) các phần mềm diệt virus là sử dụng vô tư. Đối với học sinh, sinh viên việc sử dụng phần mềm crack hoặc phần mềm diệt virus miễn phí là muốn tiết kiệm, nhưng đó thực sự là nhận thức sai lầm. Bởi nếu dùng phần mềm diệt virus không có bản quyền chỉ tiết kiệm cho người dùng một số tiền không lớn, khoảng 200.000 – 300.000 đồng/năm, nhưng cái thiệt từ việc gia tăng nguy cơ an ninh mạng thì khó lường hết được”.
 
Với nhân viên văn phòng hay các kỹ sư làm việc bằng máy tính thì vấn đề virus còn là nỗi ám ảnh bởi hậu quả của nó nhẹ thì mất một vài dữ liệu, nặng là những “thương tật vĩnh viễn” và buộc phải cài lại hệ điều hành.
 
Như vậy, việc đầu tư cho một phần mềm diệt virus có bản quyền nhằm đảm bảo tối đan an toàn cho chiếc máy tính của mỗi người là điều nên làm. Đặc biệt, trong cuộc đua giảm giá từ các hãng phần mềm là điều kiện tốt để người dùng sở hữu các phần mềm diệt virut bản quyền uy tín. Như hiện nay, được biết Avira Việt Nam vừa “bắt tay” cùng SCTV, đại diện bán hàng khu vực đông dương này vừa tung ra sự kiệnChăm sóc gấp đôi, giá không đổi”. Theo đó, tất cả sản phẩm diệt diệt virut của Avira có thời hạn sử dụng một năm sẽ được gia tăng lên 18 tháng với mức giá không thay đổi.
 
Thông tin chi tiết về một số chương trình khuyến mãi phần mềm diệt virus bản quyền tại http://caydudo.com
 
Minh Thuận