PhotoStory

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam

Thực hiện: Trần Đạt

(Dân trí) - Vào thập niên 60, có một loại xe 3 bánh với tên gọi thân thuộc xe Lam cùng tiếng nổ "bành bành" của động cơ 2 thì đã từng là một biểu tượng của Sài Gòn xưa.

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 1

Từ thập niên 60 để thay thế xe ngựa thồ (thổ mộ) vẫn còn được sử dụng vào khoảng thời gian đó. Xe Lam được đưa vào sử dụng, và trở thành phương tiện giao thông công cộng chính dành cho người bình dân tại miền Nam Việt Nam 

Bắt nguồn từ tên gọi dòng sản phẩm Lambretta của Ý, thuở mới xuất hiện bên thùng xe chỉ dập nổi chữ Lambretta, hay Vespa nhưng về sau kèm một con số như: Lambro 150, Lambro 175, Lambro 200, Lambro 500, Lambro 550... Đây là nguyên nhân ra đời cái tên "xe Lam".

Trong ảnh: Ông Trịnh Lạc (66 tuổi, ngụ TPHCM) đang chạy chiếc xe Lam của mình trên đường Lê Duẩn (quận 1). 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 2

"Tầm tuổi 20, tôi khởi nghiệp bằng nghề chạy xe lam, vận chuyển hàng hóa để kiếm sống, từ đó bén duyên với dòng xe này tới tận bây giờ", ông Trịnh Lạc - một người có niềm đam mê cháy bỏng với dòng xe Lam 3 bánh nói.

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 3

Theo ông Lạc, chiếc xe của ông thuộc năm 1965 với tên gọi là Lambro 550. Vài năm trước ông mua xác xe này ở Nha Trang với giá là 35 triệu đồng,

Và để hoàn chỉnh theo ý muốn của mình ông Lạc đã phải phục hồi lại phần khung sườn, máy móc và tìm mua các phụ tùng cần thiết cho chiếc xe, tổng chi phí là 130 triệu đồng.  

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 4

Do không còn được sản xuất nữa nên việc tìm kiếm phụ tùng cho xe Lam rất khó khăn, để kiếm được món đồ vừa ý mà còn sử dụng được, ông Lạc đã mất rất nhiều công sức. Trong ảnh, phần kính chắn gió "zin" theo xe được ông Lạc săn được. 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 5
Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 6

Hệ thống ghi đông gồm bao tay, tay thắng cũng thuộc hàng hiếm được gắn trên xe của ông Lạc, mang một nét cổ điển của thời gian. 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 7

"Tôi thích tự trang trí xe theo ý thích của mình ví dụ như phần mái che này do tôi tự may và thiết kế luôn, để che mưa che nắng cho người ngồi sau", ông Lạc chia sẻ.

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 8

Bình xăng của xe được ông Lạc cải tiến lại để có dung tích lớn hơn và thuận tiện cho việc tiếp nhiên liệu. 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 9

Phần máy cũng được ông Lạc nâng cấp nhưng vẫn giữ hình dáng nguyên bản như lúc đầu của chiếc xe.

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 10

Chiếc đồng hồ công tơ mét có logo Piaggio hàng hiếm được ông Lạc gắn trên xe. 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 11

Tương tự, phần lốp xe và hệ thống giảm xóc được ông lạc tu sửa lại cho phụ hợp với nhu cầu của mình.

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 12

"Trong tất cả các phụ kiện mà tôi đi "săn" thì bộ phận cầu xe (một bộ phận quan trọng đóng vai trò nối hai trục của bánh xe) là món khó tìm nhất, vì bộ phận này đa phần đã không còn nguyên vẹn do thời gian và cũng không có hàng mới để thay thế. May mắn thay, có một người bạn đã chia lại cho tôi", ông Lạc nhớ lại. 

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 13

Ông Lạc lái chiếc xe Lam của mình chạy trên đường Công Xã Paris (quận 1, TPHCM).  

Gặp gỡ người đàn ông có niềm đam mê cháy bỏng với xe Lam - 14

Từ năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 23 quy định về niên hạn sử dụng đối với các loại ôtô tải và ôtô chở người tham gia giao thông trên hệ thống đường bộ, xe Lam bị hạn chế và từ từ bị cấm hẳn.

Ngày nay, dù bóng dáng xe Lam không còn xuất hiện trên đường phố Sài Gòn, nhưng loại xe 3 bánh cùng mùi khói xăng đã từng trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Sài Gòn. Trong ký ức của nhiều người, xe Lam vẫn là một chút gì đó còn lại của Sài Gòn thuở xa xưa.