1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc và mưu đồ trở thành "cường quốc cực"

Hãng tin abc.net (Úc) đưa tin đã có thêm bằng chứng cho thấy sự ‘lưu ý” của Trung Quốc đối với việc khai thác khoáng sản ở Nam Cực bất chấp luật quốc tế.

Nam Cực là lục địa lạnh giá có lượng lớn dầu, khí, than đá và kim loại. Trung Quốc đã gia tăng số lượng các trạm nghiên cứu và bắt đầu xây dựng một tàu phá băng mới.

Trung Quốc là nước tham gia kí kết Nghị định thư Marid quy định việc cấm bất cứ hoạt động khai thác nào cho tới năm 2048. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tái khẳng định cam kết đó trong một biên bản ghi nhớ ký tại Hobart sau Hội nghị thượng định G20 vào hồi tháng 10-2014.

Lãnh thổ Nam cực thuộc Úc cho thấy các trạm nghiên cứu của Trung Quốc

 Lãnh thổ Nam cực thuộc Úc cho thấy các trạm nghiên cứu của Trung Quốc

Sau khi ký kết, Bộ trưởng Môi trường Úc Greg Hunt phủ nhận việc Trung Quốc có bất cứ động thái nào đi ngược lại với lệnh cấm khai thác của Nghị định thư Marid.

“Trung Quốc mong muốn theo đuổi Nghị định thư Marid, Hiệp ước Nam Cực và phi quân sự hóa khu vực này cũng như việc bảo vệ, nghiêm cấm khai thác khoáng sản”, ông nói.

Nhưng Giáo sư Anne- Marie Brady, một nhà khoa học chính trị đến từ Đại học Canterbury đã viết cuốn sách “Trung Quốc – cường quốc cực”, trong đó có nhiều thông tin trái ngược với quan điểm trên.

Bà cho hay: “Tôi đã nghiên cứu lợi ích đơn cực của Trung Quốc từ năm 2008 và các tài liệu bằng Tiếng Trung. “Mối quan tâm” của Trung Quốc tới khoáng sản ở Nam Cực là rất rõ ràng. Bắc Kinh xem Nam cực như là một nguồn tài nguyên có khả năng sẽ được khai thác bất chấp sự Hiệp ước Nam Cực”.

Tài liệu này cũng bao gồm bản báo cáo năm 2005 bởi các thành viên cấp cao và cựu thành viên của Viện nghiên cứu cực của Trung Quốc, bộ phận chịu trách nhiệm trong việc hợp tác nghiên cứu Nam Cực.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào bao gồm dầu, khí đốt và khoáng sản là lý do chính cho các cuộc thám hiểm Nam Cực và việc khai thác chỉ là vấn đề sớm muộn.

Các tác giả Zhu Jiangang, Yan Quide và Ling Xiaoliang đã liệt kê các rào cản đối với việc khai thác khoáng sản.

Theo Cường Điệp - Thu Hương
Pháp luật TPHCM