1. Dòng sự kiện:
  2. Giải chạy Unique Nha Trang H-Marathon 2024

DIỄN ĐÀN: Tìm đường vượt “Ao làng”

Bạn đọc viết: Con mắt cần nhìn xa hơn lỗ mũi

(Dân trí) - Trong số hàng trăm ý kiến NHM gửi đến Dân trí, có rất nhiều bạn chia sẻ quan điểm: cần nâng cao tính chuyên nghiệp của BĐVN và cần những chiến lược dài hạn hơn là cách làm “ăn xổi” chạy theo thành tích trước mắt.

Dân trí trích đăng hai trong số những ý kiến nói trên.

-------------

 

Cách đây vài năm, lúc đó vào dịp Tết đến và cũng là lúc Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang chuẩn bị ráo riết cho nhiệm kỳ mới. Lúc đó đứng trước sân vận động quốc gia Mỹ Đình, tôi đã lên VTV và trả lời câu hỏi của truyền hình rằng: "Anh hi vọng gì cho cuộc bầu cử này?" Tôi đã trả lời rằng: "Tôi hi vọng rằng BCH mới có đủ dũng cảm để đưa bóng đá Việt Nam đi lên".

 

Nghĩ vậy, thấm thoắt đã hơn hai năm rồi, lúc này nhìn lại, có lẽ không phải chỉ tôi mà rất, rất nhiều người hâm mộ Việt Nam buồn lòng. Không hẳn là chúng tôi buồn vì chúng ta không vượt được qua Thái Lan để mang giấc mơ vàng về cho người hâm mộ nước nhà mà bởi cách làm, cách đá và cách thua của chính những người làm bóng đá.

 

LỜI TOÀ SOẠN:

 

Với mong muốn tạo một diễn đàn cho bạn đọc thể hiện quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc của mình và đóng góp những ý tưởng mới mẻ cho sự phát triển của bóng đá nước nhà, từ hôm nay (30/1) Dân trí phát động phong trào Bạn đọc viết về những vấn đề của bóng đá Việt Nam.

 

Với tên gọi: Tìm đường vượt “Ao làng”, Dân trí mong muốn quý độc giả thể hiện những góc nhìn mới mẻ, những quan điểm đúng đắn của mình để góp thành tiếng nói chung gửi đến những nhà quản lý bóng đá.

 

Bài vở của quý vị xin vui lòng gửi vào hòm thư: banthethao.dantri@gmail.com. Những bài viết có chất lượng chúng tôi sẽ sử dụng và có chế độ nhuận bút tương xứng.

Quý độc giả vui lòng để lại tên, số điện thoại liên lạc để chúng tôi tiện trao đổi. Bài viết xin dùng font UNICODE, viết bằng tiếng Việt có dấu.

 

Trân trọng.

Nếu có thể trả lời câu hỏi: kể từ khi Liên đoàn "đổi mới", Liên đoàn có tạo được cho bóng đá Việt Nam nét gì mới hay chỉ là đi làm đúng giờ, đủ uỷ viên và đủ chức danh. Nếu các ông đủ dũng cảm, liệu các ông có chọn lại ông Riedl làm HLV đội tuyển khi có ứng cử viên ở tầm cao hơn rất mong đợi (ông Houston, cựu HLV Trung Quốc).

 

Liên đoàn đã sợ rằng sẽ không hiểu rõ "khu vực" và sẽ không có huy chương khu vực, vị trí các ông sẽ không yên? Vậy chúng ta nghĩ cái khu vực Đông Nam Á này là cái gì chứ? Nó có thể hơn cả sự phát triển bền vững của cả một nền  bóng đá sao, sao họ không thấy mỗi khi đội tuyển ra châu lục chúng ta có mỗi mục tiêu hạn chế bàn thua, trong khi không kể Thái, ngay cả người Inđô, người Mã Lai, người Sing.

 

Họ cũng ra châu lục với một tư thế khác hẳn. Các ông không thấy xấu hổ sao khi chúng ta đá ngang ngửa với Thái, với Inđô.. vậy mà trong khi Thái thắng cả ba trận ASIAD, đứng đầu bảng đấu của họ thì chúng ta đứng thứ ba tại bảng đấu, bị loại đã là thành công?

 

Vậy mà các ngài vẫn đặt tiêu chí chọn HLV trưởng đội tuyển Quốc gia nào là "hiểu bóng đá Việt Nam, hiểu bóng đá khu vực" là tiêu chí hàng đầu. Chúng ta đặt ra tiêu chí vượt qua cái “Ao làng” làm gì, trong khi người Thái không đặt mục tiêu đó thì họ ngẫu nhiên đứng đầu.

 

Một khi chúng ta có mục tiêu châu lục, thậm chí cao hơn thì hiển nhiên ta sẽ có cơ hội lớn để đứng đầu cái “Ao làng” nhà mình. Tại sao chúng ta lại không tạo cơ hội cho những con người dũng cảm và có những kế hoạch táo bạo, đặc biệt họ dám làm dám chịu trách nhiệm với việc làm của mình như Dido, như Tavarest.

 

Có lẽ chưa bao giờ bóng đá Việt Nam có một "trọng lượng" lớn như vậy trong mắt các đối thủ. Chúng ta luôn vào trận với tư thế của người làm chủ thế trận. Thời Riedl. có bao giờ ai dám đặt mục tiêu đá sòng phằng với Hàn Quốc. Nếu chúng ta không thay đổi, không dũng cảm, có lẽ bóng đá Việt Nam giữ được như hiện nay đã là may mắn lắm rồi.

 

Cao Đức Hiếu
caoduchieu@gmail.com

 

---------

 

Thực sự nếu đặt câu hỏi cho bóng đá Việt Nam "Làm thế nào để thoát khỏi "ao làng"?” thì không một ai là người có thể trả lời cho đầy đủ và thấu đáo. Nhưng với riêng cảm nhận của tôi, cái chúng ta thiếu nhất đó là sự "Chuyên nghiệp".

 

Vâng, cái tính từ "Chuyên nghiệp" nghe rất giản đơn, nhưng để thực hiện nó thật không dễ, dù rằng báo đài và cả người dân chúng ta đã không ít lần phân tích, mổ xẻ. Ta hãy cùng nhau bắt đầu từ VFF: Tại sao chúng ta sử dụng những con người không được đào tạo bài bản, với sự thanh minh về một cái gì đó gọi là "tâm huyết" bù đắp cho những hạn chế về mặt chuyên môn, đóng vai trò chèo lái con tàu của cả một nền bóng đá?

 

Tại sao chúng ta không tự xác lập một trường phái bóng đá riêng, dành cho người Việt, phù hợp với những đặc tính thể chất và tinh thần Việt mà lại cứ ép mình cho giống người? Nực cười nhất là mỗi thời HLV ta lại có sự thay đổi về "hình mẫu", dẫn đến rốt cục CĐV Việt Nam cứ dài cổ chờ đợi một chức vô địch SEA Games hay AFF mà rồi hy vọng cứ tan ra như bong bóng xà phòng.


Điểm thứ hai tôi muốn nhắc đến về chuyện "chuyên nghiệp", đó là công tác huấn luyện. Tôi chưa từng tham gia trong ĐTQG, nên tôi không biết người ta dạy cầu thủ những gì trong đó, nhưng sự thực cầu thủ chúng ta chưa có một "tinh thần thể thao" theo đúng nghĩa.

 

Hãy tạm quên đi vụ scandal đình đám ở SEA Games 23, chúng ta chỉ bàn đến trận đấu với Thái trên sân Mỹ Đình vừa qua, chúng ta đã để HLV đội bạn phải phát biểu: "Các bạn đã thắng nếu các bạn chơi bóng đá.".

 

Vẫn biết những lời phát biểu sau trận đấu của các HLV thường mang nặng tính chủ quan, nhưng trên cương vị của kẻ vừa thất bại, những lời nói đó của đối thủ đáng để chúng ta suy nghĩ.


Muốn đi vào đấu trường châu lục, và xa hơn nữa là Thế giới, thực sự bóng đá Việt Nam cần có một tinh thần cầu tiến, và cần có sự dũng cảm dám phá đi những cái cũ để làm lại từ đầu.

 

Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, việc đó tất nhiên là khó, nhưng với thời gian chúng ta nhất định làm được, chỉ có điều liệu chúng ta có dám bắt đầu hay không mà thôi.

Mai Quang Huy

ĐT: (04)9842746

thanhcattuhan.lion@gmail.com