1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông:

Xuất hiện "canh bạc lớn" trên Biển Đông

Cuộc hội đàm sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tại bang California, Mỹ hôm 7 và 8/6) và chuyến thăm Myanmar của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (từ 24 đến 26/5) đang được dư luận trong và ngoài khu vực đặc biệt quan tâm.

Đây là 2 cuộc hội đàm thượng đỉnh có liên quan tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có đề cập tới những tranh chấp tại Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như vai trò của Trung Quốc tại khu vực mà Mỹ đang muốn quay trở lại.

Thậm chí có người còn cho rằng, vấn đề Biển Đông có thể được dàn xếp theo hướng “Mỹ - Trung cùng có lợi”. Trước đó (20/5), trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.

Xuất hiện một canh bạc lớn về Biển Đông và biển Hoa Đông

Giới truyền thông cho biết, trong 2 ngày 7 và 8/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại bang California để bàn về các vấn đề như bán đảo Triều Tiên, tội phạm mạng, tranh chấp biển đảo, xung đột Syria, căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông… Dư luận coi đây là cơ hội để Mỹ - Trung thương đàm những vấn đề song phương cùng quan tâm. Và không loại trừ khả năng lãnh đạo 2 quốc gia này sẽ có những thỏa hiệp để “đôi bên cùng thắng”.

Giới truyền thông cho rằng, trong vấn đề Biển Đông, nếu chỉ dựa hoàn toàn vào Mỹ hoặc hy vọng Trung Quốc tự kiềm chế là ảo tưởng. Đây là điều được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đúc kết sau 3 năm đàm phán song phương với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh xung quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài ra, với những kinh nghiệm của mình, Philippines cũng cho rằng, đàm phán tay đôi với Trung Quốc về những tranh chấp ở Trường Sa là tự sát.

Manila cho rằng, cần củng cố đoàn kết nội khối ASEAN và dựa vào luật pháp quốc tế để ngăn chặn Trung Quốc leo thang bành trướng tại Biển Đông bởi cho tới nay Bắc Kinh không hề thay đổi mục tiêu biến khu vực này thành “ao nhà” của họ.

Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật Bản rất mạnh

Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật Bản rất mạnh

Ngày 22/5, Hãng tin AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez cho biết, ngày 21/5, Manila đã trao công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi 1 tàu chiến và 2 tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện gần bãi cạn Ayungin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (tên tiếng Việt là Bãi Cỏ Mây, còn tên quốc tế là bãi cạn Second Thomas).

Theo giới truyền thông, từ 24 đến 26/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bắt đầu chuyến thăm Myanmar nhằm đối phó với Trung Quốc, cũng như tạo dựng “vòng bao vây, kiềm chế Trung Quốc”. Giới bình luận cho rằng, với những diễn biến mới đây trên Biển Đông và biển Hoa Đông cho thấy, tham vọng trên biển của Trung Quốc và Đài Loan đang ngày một leo thang.

Hãng thông tấn Kyodo coi đây là những động thái nhằm gia tăng sức ép đối với Manila trong vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, trong cuộc trả lời phỏng vấn Tạp chí Foreign Affairs gần đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thẳng thắn “bóc mẽ trò giật bát cơm của người khác” rồi đòi chia phần mà Trung Quốc và Đài Loan đang áp dụng trên các vùng biển ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Thủ tướng Nhật Bản nói với Foreign Affairs rằng, chiêu trò của Trung Quốc dụ các nước láng giềng “tạm gác tranh chấp” là vô cùng hoang đường và bịa đặt. Mặc dù Bắc Kinh đang ra sức dùng cơ bắp cùng “cái lý của kẻ mạnh” để cố gắng áp đặt “luật chơi” của riêng mình tại các vùng biển ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh thế giới hiện nay không phải Trung Quốc cứ muốn là được.

Dư luận cho rằng, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 20/5, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề tranh chấp tại Biển Đông. Trong khi ông Lý Khắc Cường muốn đưa vào tuyên bố chung nội dung “tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Thái Bình Dương thuần túy là vấn đề nội bộ của các bên hữu quan và các quốc gia khác không nên can thiệp vào”, nhưng ông Manmohan Singh đã từ chối ủng hộ quan điểm này vì cho rằng: Đây là vùng biển quốc tế nên cần đàm phán đa phương.

Ai được hưởng lợi từ những tranh chấp, xung đột

Người đứng đầu chính quyền Đài Loan Mã Anh Cửu đã hoan nghênh gợi ý đàm phán đánh bắt chung của Tổng thống Philippines sau khi ông Benigno Aquino tuyên bố (22/5): Hợp tác đánh bắt chung với các bên tranh chấp tại Biển Đông, bao gồm lãnh thổ Đài Loan là chìa khóa để giải quyết các tranh chấp biển trong khu vực mà không gây tổn hại đến chủ quyền của mỗi bên.

Tuy nhiên, theo tờ China Post (Đài Loan) cho biết, Cơ quan Nghề cá Nhật Bản vừa bắt giữ một tàu cá Đài Loan (Trung Quốc) do hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ở phía nam quần đảo Sakishima, tỉnh Okinawa hôm 21/5. Tàu cá này đã được thả và quay về Đài Loan hôm 22/5, sau khi thuyền trưởng thừa nhận hoạt động trái phép không tuân thủ thỏa thuận song phương giữa Đài Bắc và Tokyo và đồng ý viết giấy nộp phạt (4,3 triệu yen).

Đây là tàu cá thứ hai của Đài Loan bị Nhật Bản bắt giữ kể từ khi Tokyo và Đài Bắc ký thỏa thuận song phương về đánh bắt cá tháng 4, có hiệu lực từ ngày 10/5.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trước đó (20/5), tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ngày 18/5, Cảnh sát Biển hạt Gunsan Hàn Quốc đã bắt giữ 1 tàu cá với 10 ngư dân Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển thuộc chủ quyền Hàn Quốc (cách thành phố Gunsan tỉnh Jeollabuk-do, Hàn Quốc 79km) hôm 17/5. Nhưng khi tàu cá Trung Quốc (Hoàng Hải Ngư 06032) phát hiện thấy tàu tuần tra của Cảnh sát Biển Hàn Quốc đã dùng tuýp nước, gậy gộc, bình gas, xẻng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng nước sở tại.

Cũng trong ngày 17/5, còn có 2 tàu Trung Quốc khác xâm nhập vùng biển Hàn Quốc đánh trộm cá bị Cảnh sát biển Hàn Quốc phát hiện và phạt nặng.

Ngày 21/5, tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng bài phân tích về nguyên nhân của sự “quá tự tin” mà Philippines đang tiến hành tại Biển Đông. Sau khi đưa ra việc bắn chết ngư dân Hồng Thạch Thành của Đài Loan, định bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham hồi năm ngoái, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn đưa ra 2 dẫn chứng, đó là việc Tổng thống Benigno Aquino thúc ép Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thảo luận về cuộc tranh chấp ở Biển Đông năm 2012 và việc Manila chính thức đưa tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh ra Tòa án Trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, có 4 nguyên nhân dẫn tới khả năng kể trên. Thứ nhất, sự chia cắt giữa Trung Quốc và Đài Loan. Thứ hai, vai trò của Mỹ. Thứ ba, “nước yếu bao giờ cũng có lợi trong việc tìm kiếm sự thông cảm của các nước khác”. Thứ tư, Bắc Kinh thiếu chiến lược đối phó nên mới bị đẩy vào tình thế bất lợi trong cuộc đối đầu với Philippines.

Ngày 20/5, tờ Quân giải phóng và Nhân Dân nhật báo Trung Quốc bản điện tử đăng bài phân tích của Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Thiếu tướng Kim Nhất Nam nhằm kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết, không khoan nhượng buộc Manila phải “chịu trách nhiệm” về cái chết của Hồng Thạch Thành, ngư dân Đài Loan hôm 9/5. Thiếu tướng Kim Nhất Nam coi đây là hành vi vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhưng ông giám đốc này lại bỏ qua thực tế: chính Trung Quốc là kẻ đã và đang đe dọa sử dụng vũ lực, có dấu hiệu sử dụng vũ lực trên Biển Đông.

Ngày 21/5, dựa trên hình ảnh vệ tinh quốc gia, Đài Loan tuyên bố: Tàu đánh cá của ngư dân Hồng Thạch Thành không đi vào vùng biển Philippines hôm 9/5 nhưng vẫn bị bắn chết (tàu trúng 50 vết đạn và không có dấu hiệu của va chạm). Trước tuyên bố của Đài Loan, ngày 20/5, Philippines cho biết, sẽ nỗ lực hợp tác với Đài Loan để giải quyết vụ việc, cho dù trước đó, Manila từ chối hợp tác điều tra chung vụ việc này.

Giới bình luận cho rằng, Trung Quốc đang khích Đài Loan “chơi rắn” với cả Mỹ và Philippines để “ngư ông đắc lợi” trong vấn đề tranh chấp biển đảo tại Biển Đông.

Các tờ báo hàng đầu của Singapore như Straits Times, Liên Hợp, Top News đều đưa tin và liên tục cập nhật diễn biến vụ bắn tàu cá Đài Loan với cảnh báo: Ngày nào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chưa được giải quyết thì ngày đó những vụ việc căng thẳng như Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9/5 vẫn còn xảy ra.

Khởi động một cuộc chạy đua vũ trang mới

Theo Hãng Kyodo, ngày 22/5, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp

Ngày 20/5, Tân Hoa Xã cho biết, tàu ngư chính 311 (có trọng tải 4.000 tấn, là một trong những tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc và được trang bị nhiều thiết bị tối tân, chịu trách nhiệm bảo vệ các tàu cá Trung Quốc và thực hiện công tác cứu hộ trên biển) vừa xâm phạm vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để thực hiện cái gọi là "bảo vệ" 32 tàu đánh cá Trung Quốc đang hoạt động bất hợp pháp tại đây.

 

Tân Hoa xã cho rằng, những ngư dân trên 32 tàu cá này cảm thấy "tự tin hơn" khi đánh bắt bởi sự hiện diện của tàu ngư chính 311.

Philippines Albert del Rosario đã ký thỏa thuận về việc Tokyo đẩy nhanh tiến độ để có thể giao tàu tuần tra cho Philippines (tháng 4/2014). Manila chính thức đề nghị Tokyo cung cấp 10 tàu tuần tra từ tháng 12/2012 với giá khoảng 9,74 triệu USD/tàu. Trước đó (21/5), Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố, sẽ chi 1,8 tỉ USD để gia tăng sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ lãnh hải nước này chống lại “kẻ bắt nạt” trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng leo thang tại Biển Đông.

Ông Benigno Aquino cho biết, Philippines đã chi 28 tỉ peso để hiện đại hóa quân đội trong 3 năm qua - mua 2 tàu lớp Hamilton của Mỹ, tàu chiến BRP Gregorio del Pilar dự kiến sẽ được bàn giao trong tháng 8/2013 và mua 10 tàu tuần tra mới của Nhật Bản.

Tổng thống Philippines thông báo, đến năm 2017, Manila sẽ có 2 tàu khu trục mới, 2 trực thăng săn tàu ngầm, 3 tàu cao tốc để tuần tra bờ biển và 8 phương tiện tấn công lưỡng cư. Hải quân Đài Loan vừa xác nhận, đang trong quá trình thương thảo để mua 2 tàu chiến lớp Perry cơ động của Mỹ và sẽ được chuyển giao trong năm 2014 với giá 20 triệu USD.

Dư luận và giới chuyên môn đang quan tâm tới những nhận định của học giả Subhash Kapila thuộc Trung tâm Phân tích Đông Nam Á. Bởi học giả này cho rằng, an ninh châu Á đang bị đe dọa bởi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự của Trung Quốc - không những bành trướng ở Biển Đông trong tranh chấp lãnh hải với Philippines và Việt Nam, mà còn kéo tới khu vực Himalaya, biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo học giả Subhash Kapila, sở dĩ Bắc Kinh chỉ muốn đàm phán tay đôi bởi Bắc Kinh có thể sử dụng ưu thế sức mạnh quân sự để gây sức ép với các nước láng giềng nhỏ hơn, trong đó chủ yếu nhằm vào Philippines và Việt Nam. Tờ Economist mới đây có bài phân tích cho rằng, đe dọa của Trung Quốc đến từ nhiều phía với nhiều mức độ khác nhau, đồng thời cảnh báo về những “xung đột không chủ ý” có thể xảy ra tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

Hãng tin Nhật Bản Kyodo News cho biết, ngày 19/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, một máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của lực lượng tự vệ trên biển nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm đang lặng lẽ di chuyển ở khu vực tiếp giáp Minamidaito, phía nam Okinawa lúc rạng sáng 19/5. Đây không phải lần đầu tiên giới truyền thông Nhật Bản cho rằng, tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản.

Tuy nhiên, ngày 20/5, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo đã xác định được quốc gia sở hữu tàu ngầm xuất hiện gần Okinawa hôm 19/5, đồng thời kêu gọi đối phương chấm dứt hành động này, nhưng không tiết lộ đó là quốc gia nào.

Trong khi đó, chuyên gia luật quân sự Trung Quốc Hình Quảng Mai lại cho rằng: Minamidaito nằm trên Thái Bình Dương, cách Okinawa 400 hải lý về phía đông và là khu vực tàu bè (bao gồm cả tàu ngầm) cùng máy bay các nước được phép hoạt động.

Tuy nhiên, bà Hình Quảng Mai cũng thừa nhận, việc Nhật Bản liên tiếp phát hiện hoạt động của tàu ngầm chứng tỏ khả năng chống ngầm của Tokyo thật đáng nể và đây thực sự là uy hiếp lớn đối với tàu ngầm Trung Quốc - hải quân nước này cần thực sự coi trọng vấn đề kể trên.

Giới bình luận cho rằng, Nhật Bản quyết tâm thay đổi chính sách quốc phòng vì mối đe dọa từ Trung Quốc. Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền vừa tổ chức hội nghị quan hệ quốc phòng, đề xuất phương án sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" - phải làm cho Lực lượng Phòng vệ có năng lực đổ bộ lên "đảo độc lập" như lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, thiết lập Hội đồng An ninh Quốc gia, xây dựng "Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia", sửa đổi phương châm phòng vệ cơ bản, cải cách Bộ Quốc phòng...

Thủ tướng Shinzo Abe từng nhấn mạnh, cần phải sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, đồng thời đổi "Lực lượng Phòng vệ" thành "Quân đội chính quy" vì theo ông, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới không nói lực lượng bảo vệ nước mình là quân đội.
 

 Giới bình luận cho rằng, Nhật Bản quyết tâm thay đổi chính sách quốc phòng vì mối đe dọa từ Trung Quốc. Đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền vừa tổ chức hội nghị quan hệ quốc phòng, đề xuất phương án sửa đổi "Đại cương kế hoạch phòng vệ" - phải làm cho Lực lượng Phòng vệ có năng lực đổ bộ lên "đảo độc lập" như lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ, thiết lập Hội đồng An ninh Quốc gia, xây dựng "Luật cơ bản bảo đảm an ninh quốc gia", sửa đổi phương châm phòng vệ cơ bản, cải cách Bộ Quốc phòng...

Thủ tướng Shinzo Abe từng nhấn mạnh, cần phải sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp hòa bình, đồng thời đổi "Lực lượng Phòng vệ" thành "Quân đội chính quy" vì theo ông, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới không nói lực lượng bảo vệ nước mình là quân đội.

 
Theo Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Petrotimes