1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Vũ khí nhiệt áp Nga thiêu đốt sát biên giới Iraq

Trong cuộc tấn công khủng bố gần biên giới Syria-Iraq, Nga dùng loạt vũ khí tối tân gồm trực thăng Mi-24, Mi-35 và đặc biệt là pháo nhiệt áp TOS-1A.

Trên chiến trường phía Đông Sweida, ngoài tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp, người ta còn thấy sự xuất hiện của pháo Msta-B 152mm. Đây là những loại vũ khí mà quân đội Syria không sở hữu trước khi lực lượng viễn chinh Nga tham chiến chống khủng bố.

Tuy nhiên, các binh sĩ Syria được các cố vấn Nga huấn luyện. Nhiều khả năng là các cố vấn quân sự Nga sẽ đi cùng các đơn vị này thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật và giải quyết những tình huống phức tạp trên chiến trường.

Hệ thống TOS-1A.
Hệ thống TOS-1A.

Được biết, dù đã được triển khai tại Syria từ năm 2015 nhưng TOS-1A thường chỉ được Nga dùng trong những trận chiến quy mô lớn.

Mặc dù không xuất hiện nhiều nhưng TOS-1A vẫn đủ khiến Mỹ ngạc nhiên và thừa nhận rằng, TOS-1A của Nga mạnh mẽ hơn nhiều so với sản phẩm cùng loại của phương Tây.

Nhận định này được chuyên gia Sebastien Roble của tạp chí The National Interest cho biết. Vị chuyên gia này đã liệt kê những ưu điểm của hệ thống phun lửa hạng nặng (TOS-1A) - pháo phản lực nhiều nòng Buratino trước các vũ khí tương tự của phương Tây.

Sebastien Roble cho rằng, TOS-1A không có đối thủ cạnh tranh trong kho vũ trang của phương Tây. Trên thế giới không thiếu các hệ thống hỏa lực phóng loạt, ví dụ, pháo phản lực HIMARS trên xe M142 được Mỹ sử dụng ở Iraq, nhưng tất cả đều chỉ bọc thép hạng nhẹ và thiết kế bố trí ở hỏa điểm được bảo vệ.

Trong khi đó, pháo phản lực TOS-1A ngắm bắn trực diện - để đáp ứng nhiệm vụ này nó có đủ hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy đo cự ly laser và máy tính đạn đạo. Ngoài ra, TOS-1A sở hữu giáp hạng nặng của T-72 thiết kế trên gầm xe tăng, trọng lượng của TOS-1A là 46 tấn.

Các hệ thống tương tự thường sử dụng đạn bộc phá thông thường hoặc đạn chùm, trong khi vũ khí Nga khai thác đạn cháy - đạn tên lửa của các tổ hợp Smerch và Uragan. Trên hệ thống bắn hàng loạt di động, Quân đội Mỹ dùng bom nhiệt áp và các loại kích thước lớn hơn thả từ trên không.

Một phiên bản của Buratino được đưa vào biên chế từ năm 2001 là TOS-1A "Solntsepyek" sở hữu tầm bắn xa tới trên 6 km. "Đó là khoảng cách khá lớn cho phép vũ khí tiếp tục bắn trước hỏa lực đáp trả từ phần lớn các loại súng chống tăng," chuyên gia Mỹ thừa nhận.

TOS-1A sử dụng loại đạn rocket phóng cỡ 220 mm. Đạn của hệ thống này được chia làm hai loại gồm đầu đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ thermobaric (nhiệt áp bari) - loại thuốc nổ thường được sử dụng để chế tạo bom công phá ứng dụng công nghệ chân không (fuel-air explosive).

Cả hai loại đầu đạn này khi bắn đến mục tiêu sẽ tạo ra các đám mây lửa đốt cháy, hủy diệt mục tiêu do khi nổ khí gas chứa trong tên lửa sẽ được giải thoát.

Cơ chế bắn của dàn hỏa lực TOS-1A là từng quả một hoặc 2 quả cùng lúc. Dù phóng quả một hay phóng cặp một, dàn TOS-1A chỉ mất có 0,5 giây để khai hỏa. Một dàn phóng tên lửa TOS-1A có chứa 30 đầu đạn gây cháy có thể tạo ra một khoảng cháy rộng đến 400 mét.

TOS-1A được tích hợp một hệ thống điều khiển và kiểm soát hỏa lực tương đối hiện đại. Hệ thống này có kích thước không quá lớn và được bố trí ngay trong thân xe nên có thể phần nào hạn chế được khả năng phát hiện điểm yếu từ các phương tiện chiến đấu của kẻ địch.

Khi đang hành tiến, TOS-1A có thể chuyển từ trạng thái di chuyển sang trạng thái dừng để sẵn sàng nhả đạn tấn công trong vòng 90 giây.

Xe chở hỏa lực TOS-1A được trang bị một lưỡi xúc gắn phía dưới gầm trước để có thể tự đào công sự khi cần thiết. Khả năng chống đạn của vỏ ngoài thân xe tương đương với vỏ xe tăng chủ lực T-72.

Clip pháo TOS-1A tấn công khủng bố ở Syria:

Theo Đan Nguyên

Đất Việt