1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Tổng thống Obama nghĩ gì về các lãnh đạo thế giới?

(Dân trí) - Với Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merker được coi là đồng minh tốt, trong khi Thủ tướng Anh David Cameron giống một người em trai. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng tạo ra những ấn tượng riêng đối với người đứng đầu Nhà Trắng.

Lãnh đạo thế giới nào khiến ông Obama muốn hợp tác nhất? Ai khiến ông bực dọc nhất? Jeffrey Goldberg, một cây bút người Mỹ, cho rằng ông đã có được câu trả lời sau cuộc phỏng vấn nhiều giờ đồng hồ về chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.

Trong một bài bình luận dài 20.000 từ dự kiến sẽ đăng tải trên tạp chí Atlantic vào tháng 4, tác giả Goldberg đã nói về các điểm chính trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama. Còn trong bài viết này, Goldberg viết về những cảm nhận riêng của ông Obama khi tiếp xúc với các nhà lãnh đạo trên thế giới, từ Giáo hoàng Francis đến Tổng thống Nga Vladimir Putin.


Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Giáo hoàng Francis. (Ảnh: EPA)

Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp đón Giáo hoàng Francis. (Ảnh: EPA)

Theo đó, ông Obama đặc biệt nể trọng Giáo hoàng Francis, coi Giáo hoàng là một tín đồ mộ đạo với lập trường đa tôn giáo.


Ông Obama coi Thủ tướng Đức Angela Merkel là một đồng minh tốt.(Ảnh: White House)

Ông Obama coi Thủ tướng Đức Angela Merkel là một đồng minh tốt.(Ảnh: White House)

Trong khi đó, Thủ tướng Đức được coi là một đồng minh tốt. Ông Obama cho rằng, bà Merkel không chỉ là một nhà khoa học thực sự mà còn là người có năng lực lãnh đạo, giản dị và biết kiềm chế cảm xúc. Bà Merkel được cho là sở hữu một phẩm chất mà ông Obama ngưỡng mộ đó là “sự can đảm chính trị”.


Thủ tướng Anh David Cameron được coi như người em trai của ông Obama. (Ảnh: Telegraph)

Thủ tướng Anh David Cameron được coi như người em trai của ông Obama. (Ảnh: Telegraph)

Về Thủ tướng Anh David Cameron, ông Obama coi ông Cameron như một người anh em. “Mặc dù ông Obama nói với tôi rằng nước Anh dưới sự điều hành của ông Cameron và nước Pháp dưới dự điều hành của (cựu) Tổng thống Nicolas Sarkozy đã có sự phân tâm kể từ sau chiến sự ở Lybia và không hoàn thành các cam kết của họ, nhưng các trợ lý của ông Obama nói rằng ông ấy thích Thủ tướng Cameron và coi ông ấy giống một người em trai”, Goldberg cho biết

Đánh giá về Thủ tướng Canada Justin Trudeau, ông Obama cho rằng đây thực sự là người nhiều kinh nghiệm.

Trong khi đó, ông Obama tỏ ra “ít thiện cảm” với một số nhà lãnh đạo khác trên thế giới, trong đó có Tổng thống UAE, Thái tử Sheik Mohamed Bin Zayed al-Nahyan. Tuy nhiên, ông Obama cũng đánh giá ông Zayed al-Nahyan là một trong số ít các lãnh đạo Ả rập có tư duy chiến lược và độc lập và là nhà lãnh đạo “gây ấn tượng mạnh nhất” ở vùng Vịnh.

Theo đánh giá của tác giả Goldberg, quan hệ giữa ông Obama và Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta khá “phức tạp”. Trong khi đó, “không có gì che giấu rằng hoàng gia mà ông Obama không có thiện chí nhất thế giới là Hoàng gia Ả rập Xê út”, tác giả Goldberg cho biết.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bị mô tả là người khiến ông Obama nổi giận nhiều nhất. Ông Obama nói rằng, ông Netanyahu “không có sự can đảm chính trị”.


Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)

Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: AFP)

Ông Obama cũng chia sẻ cảm nghĩ về Tổng thống Nga Vladimir Putin. Người đứng đầu Nhà Trắng cho rằng, ông Putin là người lịch sự một cách hoàn hảo. “Thực tế là trong tất cả các cuộc tiếp xúc của chúng tôi, ông Putin lịch sự một cách hoàn hảo, rất thẳng thắn. Các cuộc gặp của chúng tôi diễn ra rất giống các thương vụ làm ăn. Ông ấy không bao giờ bắt tôi phải chờ đợi tới 2 tiếng như với nhiều người khác", Atlantic dẫn lời Tổng thống Obama. Tuy nhiên, mặt khác, ông Obama cho rằng ông Putin là người “không hiểu được những lợi ích tốt nhất của chính mình”.

Minh Phương

Tổng hợp