1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: ASEAN cần phải tham vấn nhiều hơn

(Dân trí) - Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cho rằng: các nước ASEAN có chung mục tiêu và thống nhất hoạt động trên một số nguyên tắc, tuy nhiên, không phải lúc nào lợi ích của họ cũng song trùng với nhau. Nếu muốn tăng cường tính đồng thuận trong ASEAN thì cần tham vấn phải nhiều hơn.

Trong kŨuôn khổ của “Cuộc họp SOM ASEAN đặc biệt về vai trò trung tâm của ASEAN và định hướng chiến lược về cấu trúc khu vực trong tương lai” diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 27/6,  Thứ trưởngĠBộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vai trò của ASEAN trước những thay đổi, biến động của khu vực, đặc biệt trước những diễn biến phức tạp liên quan đến tình hình Biển Đông thời gian vừa qua.

<įspan>
 Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh trao đổi với báo chí sáng ngày 27/6

Xin ông cho biết ý nghĩa và nội dung của cuộc họp SOM ASEAN đặc biệt lần này?

Cuộc họp lần này tập trung bàn về vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. Trong những năm vừa qua khu vực này có những biến động rất lớn. ŁSEAN đang chuẩn bị bước vào xây dựng cộng đồng chung vào năm 2015, các cường quốc đều gắn bó hơn với khu vực này tuy nhiên sự tương tác giữa họ với các nước ASEAN cũng có những điều chỉnh và biến động.

Bên cạnh đó có nhiều thách thức đặt ra với ASEAN cho nên làm sao ASEAN tăng cường hơn nữa vai trò trung tâm của mình trướcč sự biến động đó là việc rất cần thiết. Cuộc họp hôm nay đã được Việt Nam đề xuất và các nước ASEAN đã đồng tình ủng hộ.

Trong quá trình thảo luận sáng 27/6, các nước đều nhấn mạnh cần phải củng cố và duy trì được được vai trò trung tâm của ASEAN vì ASEAN phải nêu được tiếng nói lợi ích của mình mà không để bị ảnh hưởng bởũ sự tương tác với các nước lớn. Đây là một trong những ưu tiên rất quan trọng của ASEAN.

Để làm được điều này, ASEAN phải đoàn kết để có tiếng nói chung. ASEAN phải xử lý các vấn đề tương tác trong quan hệ với các đối tác: làm sao ASEAN phải đưa ra được tiếng nói của mình đồng thời thuyết phục được các nước lớn cùng với ASEAN thực hiện mục tiêu chung của khu vực là hòa bình, ổn định.

Nhưng rõ ràng những thách thức ngày một lớn và các cơ chế hiện có của ASEAN chưa đáp ứng được, vì vậy ASEAN phải bàn tiếp để làm sao có một cơ chế mạnh để giải quyết được những thách thứcĠđó.

Tại sao đây được gọi là một cuộc họp đặc biệt, thưa thứ trưởng?

Đây là một trong những cuộc họp của ASEAN bàn riêng về một chủ đề lớn. Từ khi ASEAN bắt đầu có hiến chương đã có nhiều sự thay đổi về bức tranh địa chiến lược của khu vực này. Từ sau năm 2009 trước những đòi hỏi của ASŅAN về xây dựng cộng đồng chung và phát huy vai trò trung tâm trước những thay đổi của khu vực, ASEAN đã phải rà soát lại cơ chế hoạt động trong bối cảnh mới.

ASEAN thường xuyên có những cuộc họp nhưng về nhiều vấn đề chung nhưng họp lần này là chuyên về vai trò trung tâm của khối.

Việt Nam đã đề xuất tổ chức cuộc họp này trong bối cảnh khu vực có nhiều thay đổi, biến động và đã được sự ủng hộ cᷧa các nước trong khu vực.

ļi style="mso-bidi-font-style:normal">Thưa thứ trưởng cuộc gặp đặc biệt diễn ra vào thời điểm căng thẳng Biển Đông đang leo thang, đặc biệt việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Ŵrái phép vào vùng biển Việt Nam. Phản ứng của các nước về vấn đề này thế nào? ASEAN sẽ tìm tiếng nói chung và vai trò trung tâm ra sao khi Trung Quốc có thể hạ đặt giàn khoan vào các vùng biển chồng lấn với các quốc gia khác chứ không phải chỉ với Việtč Nam?

Trong cuộc họp lần này, Việt Nam đã chia sẻ diễn biến Ċphức tạp về tình hình Biển Đông, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và điều tàu bảo vệ giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, đi ngược lại thỏa thuận của tuyên bố DOC mà Trung Quốc đã cam kết. Việc đưa giàn khoan và tàu vào thềm lục địa Việt Nam là tráiĠvới công ước luật biển.

ASEAN có nhiệm vụ phải bảo vệ an ninh an toàn hàng hải, phải bảo đảm thực hiện DOC và tuân thủ công ước luật biển của Liên hợp quốc năm 1982.  Liên quan đến vấn đề Biển Đông, ASEAN đã có cả giải pháp ngắn hạn và dài hạn về vấn đề Biển Đông.

Ngắn hạn là khi sự việc xảy ra ASEAN đã bày tỏ quan ngại và tuyên bố của các ngoại trưởng ASEAN vào ngày 10/5 tại Nay Pyi Taw, Myanmar, đã nói lên điều này. Tuyên bố nàŹ thể hiện rất trách nhiệm vai trò của ASEAN trước một sự việc rất phức tạp, đây được cho là một sự đột biến của ASEAN so với hai năm trước.

Về dài hạn, ASEAN đã có những cơ chế luật pháp quốc tế, những khuôn khổ quy định của khu vực nhưng điều quan trọng là cần phải bảo đảm thực thi một cách hiệu quả nhất những cơ chế này.ĠTrong tuyên bố DOC có 10 quy định, nhưng lại thiếu một điều quan trọng nhất là cơ chế đảm bảo thực hiện nghiêm túc những quy định này. Chẳng hạn, Điều 5 của DOC quy định không cho phép làm phức tạp tình hình; trong khi đó việc Trung Quốc đưa giàn khoanĠvà tàu vào không chỉ trái với luật pháp quốc tế mà trái với cả DOC.

Vi᷇c thực thi hiệu quả những cơ chế, khuôn khổ của ASEAN cũng là một phần của cuộc họp lần này và chắc chắn ASEAN sẽ bàn tiếp với Trung Quốc về vấn đề này.

Vậy COC trong tương lai sẽ ra sao? COC phải dựa trên và phát huy được những nguyên tắc tích cực đã có trong DOC nhưng phải bổ sung những gì DOC còn thiếu. DOC là một tuyênĠbố chính trị, vậy người ta cần một bộ quy tắc có giá trị ràng buộc, tốt nhất là ràng buộc pháp lý.

Để duy trì vai trò trung tâm của ASEAN phải có sự đoàn kết, ông đánh giá thế nào về sự đoàn kết trong ASEAN trước những sự cố,Ġđặc biệt là vấn đề tranh chấp chủ quyền?

Các quốc gia ASEAN ţó chung mục tiêu và thống nhất hoạt động trên một số nguyên tắc, tuy nhiên, không phải lúc nào lợi ích quốc gia của các nước thành viên cũng song trùng với nhau. Quan trọng nhất khi đứng trước những vấn đề được coi là mối quan tâm chung của khu vực, làŭ sao ASEAN phải đạt được tiếng nói chung.

Nếu muốn tăng cường tính đồnŧ thuận trong ASEAN thì cần tham vấn nhiều hơn vì chỉ có tham vấn các nước mới hiểu được nhau, hiểu được khía cạnh của mối quan tâm chung và thấy được rằng cần phải kết hợp giữa lợi ích quốc gia và khu vực. Đặc biệt, thông qua tham vấn sẽ giúp một quốc ŧia đứng trên cương vị và lập trường của một nước ASEAN mà không ngại xung đột với một nước lớn nào đó.

ASEAN sẽ phải bàn rất nhiều về vấn đề làm sao để kết hợp được giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực.


Nam Hằng
(Ghi)