1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti"

(Dân trí) - Được viết thành truyện, được chụp thành ảnh nghệ thuật và thậm chí còn dựng thành phim, nhưng cho đến giờ, vẫn không ai thực sự có thể lý giải tại sao có nhiều giày như vậy được treo trên các đường dây điện khắp thế giới.

 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 1
 
Shoefiti xuất hiện từ những năm 1890
 
Có đủ cách giải thích cho hiện tượng quăng những đôi giầy vải lên đường dây điện, từ các dấu hiệu về tình dục cho đến các điềm xấu. Hiện tượng này đã tạo nên các giai thoại tại các thành phố và thậm chí trong những năm 90 của thế kỷ trước, hiện tượng này còn được gán cho một thuật ngữ riêng: shoefiti.

Những giả thuyết phổ biến lý giải về hiện tượng giày vải treo trên đường dây điện là thể hiện ranh giới lãnh địa của giới xã hội đen, những nơi buôn bán ma túy bất hợp pháp, hoặc ai đó vừa rũ bỏ đời ‘trai tân’ hay chỉ là một trò chơi khăm tinh nghịch trên sân trường đã có từ lâu. Trong tất cả những giả thuyết và cách lý giải về hiện tượng ‘shoefiti’, hiếm khi người ta có thể bắt gặp cảnh ai đó ném giày lên – dường như những đôi giày xuất hiện một cách ngẫu nhiên, treo lủng lẳng và đu đưa trong gió.

Nhà làm phim Matthew Bate sống tại miền nam Australia đã dành hầu hết kỳ nghỉ ở Mỹ vài năm trước đây để tìm hiểu về vấn đề này. Ông rất ấn tượng với hiện tượng shoefiti nên đã quyết định làm một bộ phim ngắn có tựa đề ‘Flying Kicks’. Bộ phim đã giành được một số giải thưởng và hiện đang được công chiếu tại Liên hoan Phim Melbourne trong tháng 7/2010.
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 2
Như một tác phẩm nghệ thuật...
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 3
Trên cây...
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 4
 
Trên cột đèn giao thông 

Theo Mathew Bate, một trong số đó là giả thuyết cho rằng việc treo giày vải là dấu hiệu của những nơi buôn bán ma túy hay việc người ta cho rằng giày treo đánh dấu lãnh địa của các băng đảng tội phạm là hoàn toàn có thật. Mathew Bate nghe những người Argentina nói rằng giày vải treo trên đường dây điện từng là dấu hiệu của mafia. Người Tây Ban Nha thì cho biết mafia ở nước này sử dụng nó như một dấu hiệu riêng giữa các băng đảng với cảnh sát - nếu cảnh sát nhìn thấy một đôi giày treo ở khu vực nào, họ sẽ tránh xa khỏi nơi đó.

Ở các nước khác nhau, đôi giày vải treo trên đường dây điện thể hiện các ý nghĩa khác biệt. Chẳng hạn trong bộ phim ‘Flying Flick’, khi các chàng trai ở Sydney không còn là ‘trai tân’ nữa, họ tung giày lên các sợi dây điện như để đánh dấu một mốc sự kiện quan trọng của đời họ.

Một ý nghĩa khiến nhà làm phim Bate cảm thấy rất ngạc nhiên khi quay bộ phim là một số người làm việc này như một cách để ghi nhớ – họ ném giày lên để đánh dấu lãnh thổ.
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 5
Ở Nevada (Mỹ)...
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 6
... hay Tây Ban Nha
 
Theo vết những đôi giày biết bay "shoefiti" - 7
Và trên các đường dây điện ở những thành phố của Argentina, với những ý nghĩa khác nhau
 
Mọi người làm việc này khi nhiều sự kiện xảy ra; khi có con, khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật – tất cả những sự kiện mà để lại dấu ấn rằng họ đã tồn tại trên trái đất.

Chuyện quăng giầy lên dây điện hầu như xảy ra trong khu vực trường học, thường vào cuối năm trong lễ tốt nghiệp. Sinh viên đại học thường ném mũ nhưng học sinh tiểu học và trung học ở Queensland của Australia thường ném giày. Nhưng ông Danny Donald, người phát ngôn của Energex, cơ quan cung cấp điện và các dịch vụ hàng đầu vùng Queensland, có ý kiến riêng về vấn đề này. Ông cho biết công nhân của ông phải dỡ xuống khỏi đường dây điện không chỉ có những đôi giày vải mà còn rất nhiều thứ khác. “Chúng tôi phải tháo cả áo lót phụ nữ, nhiều thứ khác từ xích chó đến giày, đủ thứ trên đời. Bạn sẽ phải bất ngờ với những thứ được tìm thấy treo trên dây điện,” ông Danny nói.

Dù sao, nhà làm phim Mathew Bate cũng cho rằng thật khó có thể giải thích được tại sao lại có ‘shoefiti’ vì đây thực ra chỉ là một hiện tượng. Mathew cho biết theo tài liệu trong một cuốn sách ông đọc được, thì từ những năm 1890 đã có một đôi giày cao cổ được ném lên dây điện. Theo ông, chính những bí ẩn đã biến ‘shoefiti’ thành một hiện tượng. “Tôi nghĩ rằng mọi người cần câu trả lời lý giải cho mọi hiện tượng. Khi không có những câu trả lời chắc chắn, hiện tượng đó trở thành một điều huyền bí và điều này thật tuyệt vời. Đó là một hình ảnh đẹp, nhưng hơi ngược mắt. Thứ được thiết kế để giúp con người đi trên mặt đất lại được treo lủng lẳng trên trời ngay trên đầu con người. Một hình ảnh thật lạ”, Bate nói.

Nhật Mai
Sưu tầm