1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Thêm cả sư đoàn tăng thiết giáp Mỹ tới châu Âu?

Các lãnh đạo của Lầu Năm Góc lên kế hoạch tăng cường thêm sức mạnh cho các lực lượng quân đội ở châu Âu bằng một sư đoàn tăng thiết giáp.

Mỹ nên triển khai thêm một sư đoàn xe thiết giáp ở châu Âu để chống lại sự lớn mạnh của Nga. Đây là tuyên bố của tướng Mỹ Curtis Skaparotti, Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang các quốc gia Đồng minh NATO ở châu Âu.

Tướng Mỹ trong buổi điều trần tại Ủy ban quân vụ Hoa Kỳ cho biết: “Hiện nay ở châu Âu có sự hiện diện của hơn 60.000 lính Mỹ, bao gồm tất cả các lực lượng vũ trang khác nhau. Chúng ta cần bổ sung thêm lực lượng Lục quân và có thể là bố trí thêm một sư đoàn thiết giáp cho phép họ xoay vòng bố trí thường xuyên tại các khu vực châu Âu”.

Mỹ sẽ triển khai thêm sư đoàn tăng thiết giáp ở châu Âu nhằm mục đích hiện thực hóa tuyên bố của Tổng thống Donal Trump.
Mỹ sẽ triển khai thêm sư đoàn tăng thiết giáp ở châu Âu nhằm mục đích hiện thực hóa tuyên bố của Tổng thống Donal Trump.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị tăng cường cho lực lượng quân đội Mỹ ở các lục địa các máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ 5, tăng khả năng của hạm đội tàu ngầm và thường xuyên hơn tiến hành các hoạt động ở châu Âu bằng tàu sân bay và lực lượng đổ bộ Mỹ.

“Tất cả những hành động này là cần thiết trong bối cảnh lực lượng vũ trang của Nga đang trở thành mối đe dọa của Mỹ và NATO. Moscow đã nắm được các điểm yếu của chúng ta và phát triển các loại vũ khí chiến lược mới”, ông Skaparotti cho biết.

Trước đó vào mùa xuân năm 2016, Washington đã quyết định triển khai ở Đông Âu một lữ đoàn xe bọc thép.

Tư lệnh lực lượng vũ trang Mỹ ở châu Âu (EUCOM), tướng Filip Bridlav đã giải thích rằng, đây là phản ứng để chống lại với chính sách “hung hăng” của điện Kremlin.

Quyết định triển khai ở châu Âu thêm các lực lượng, bao gồm 4200 binh sĩ; 250 xe tăng, pháo nòng ngắn; 1.700 các thiết bị vận tải bổ sung, điều này sẽ tiêu tốn ngân sách không nhỏ của Lầu Năm Góc.

Những tháng đầu năm 2017 Nhà Trắng đã phân bổ cho lực lượng vũ trang ở châu Âu hơn 3,4 tỷ USD, gấp 4 lần so với năm 2016.

Lực lượng mới được tăng cường sẽ được đóng quân ở Đức và Italy. Các đơn vị trú quân của quân đội Mỹ ở Ba Lan, Romania, Bulgaria và các nước vùng Baltic không được tăng cường thêm. Việc xoay chuyển luân phiên cả về nhân sự lẫn thiết bị sẽ tiến hành 9 tháng một lần. Các lữ đoàn sẽ chia thành các đơn vị nhỏ và nằm ở các nước khác nhau.

Kế hoạch này của Lầu Năm Góc đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ điện Kremlin. Đại diện thường trực của Nga ở NATO, ông Alexander Grushko tuyên bố “Mỹ-NATO đang làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã rắc rối giữa Nga và NATO. Ông cho rằng "hành động của giới lãnh đạo quân đội Mỹ giống như là bước tiếp theo để đưa NATO đối đầu trực tiếp với Nga”.

Hoa Kỳ tăng lực lượng châu Âu, đe dọa Nga?

Việc Mỹ lên kế hoạch triển khai thêm một sư đoàn ở châu Âu có đe dọa Nga hay không, được ông Mikhail Alexandrov - chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu chính trị-quân sự Đại học Quan hệ quốc tế Moscow, làm rõ.

Đầu tiên ông nêu rõ rằng, Mỹ triển khai ở châu Âu càng nhiều lực lượng của mình thì họ cần phải chi ngân sách càng lớn và khi đó ngân sách quốc phòng của họ dành cho các lĩnh vực khác sẽ ít đi và làm giảm nguồn lực chống lại Nga ở các khu vực khác. Ví dụ ở Syria hoặc Bắc Phi, nơi mà người Nga đang cố gắng thiết lập tầm ảnh hưởng của mình, ngoài ra cũng có thể ở Balkan.

Thứ hai ông nhận định rằng, Mỹ-NATO không dám tấn công vào Nga. Nga hoàn toàn có thể triển khai nguồn lực lớn mạnh hơn dọc theo lãnh thổ của mình. Các khu vực Pskov và Krasnodar sẽ được tăng cường thêm các sự đoàn, doanh trại quân đội nhằm bảo đảm tiềm lực chống lại sự xuất hiện của quân đội Mỹ.

Ngoài ra, Nga cũng có thể triển khai hai đội quân xe tăng đến biên giới với Latvia để bảo vệ khu vực Kaliningrad. Thậm chí nếu Belarus vẫn kiên định trung lập, đội quân tăng của Nga có thể tiến hành cuộc tấn công để mở hành lang qua Latvia và Lithuania, đồng thời nhanh chóng đưa lực lượng đến khu vực biên giới của Kaliningrad.

Cuối cùng ông kết luận rằng, nếu Nga triển khai thêm hai đội quân xe tăng, người Mỹ gần như không đủ sức để đe dọa Nga.

Tại sao Mỹ điều động các sư đoàn, nếu như chúng không làm thay đổi cán cân quyền lực?

Quyết định này phù hợp với chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông cần tăng cường chi tiêu cho quốc phòng để hiện thực hóa những tuyên bố trước khi trở thành Tổng thống Mỹ.

Hơn nữa, quyết định này sẽ làm những làn sóng chỉ trích ông Trump giảm xuống và bác bỏ ý kiến cho rằng ông “thân Nga”.

Ngoài ra, ông Trump hy vọng sẽ dành được thêm những hợp đồng cung cấp vũ khí cho các thành viên NATO.

Hơn nữa theo một số nguồn tin, nếu sư đoàn mới này được triển khai, châu Âu phải chịu kinh phí duy trì hoạt động.

Theo Chí Huy

Đất Việt