1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những sự kiện nổi bật tại Hong Kong từ khi được trả về Trung Quốc

(Dân trí) - Báo Asia Times đã liệt kê lại 10 sự kiện lớn chi phối môi trường chính trị ở Hong Kong kể từ khi được Anh trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Ngày 1/7/1997


Lễ trao trả Hong Kong lại Trung Quốc. (Ảnh: BBC)

Lễ trao trả Hong Kong lại Trung Quốc. (Ảnh: BBC)

Ngày 1/7/1997, quốc kỳ Trung Quốc tung bay ở Hong Kong lần đầu tiên trong vòng 156 năm. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt của chế độ thuộc địa Anh, mở ra một chương mới cho Hong Kong khi trở thành đặc khu hành chính của Trung Quốc.

Cũng vào ngày này, ông Tung Chee-hwa trở thành Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong.

Ngày 1/7/2003


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Nửa triệu người đã tham gia cuộc tuần hành phản đối Điều khoảng 23 trong Luật an ninh quốc gia, điều khoản mà họ lo ngại sẽ hạn chế quyền tự do dân chủ ở Hong Kong.

Đạo luật này được chính quyền Hong Kong đề xuất tháng 9/2002, cấm các hành động lật đổ chính quyền, xúi giục nổi loạn, ly khai và mưu phản.

Tháng 3/2005


Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong Tung Chee-hwa. (Ảnh: AFP)

Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong Tung Chee-hwa. (Ảnh: AFP)

Trước những chỉ trích gay gắt về chính sách điều hành, Tung Chee-hwa, Trưởng đặc khu đầu tiên của Hong Kong kể từ khi được trao trả về về Trung Quốc, tuyên bố từ chức với lý do sức khỏe. Người kế nhiệm ông Tung là ông Donald Tsang Yam-kuen.

Tháng 12/2005


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Người biểu tình phản đối toàn cầu hóa đã xuống đường khi giới chức quốc tế nhóm họp ở Hong Kong trong một hội nghị của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã biến thành bạo loạn buộc lực lượng an ninh Hong Kong phải bắn hơi cay để giải tán đám đông.

Ngày 1/7/2007


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Hong Kong nhân kỷ niệm 10 năm được Anh trao trả cho Trung Quốc. Hơn 40.000 người đã xem màn bắn pháo hoa kỷ niệm sự kiện này.

Ngày 29/6/2014


(Ảnh: AFP)

(Ảnh: AFP)

Gần 800.000 người Hong Kong đã tham gia vào một cuộc trưng cầu không chính thức về các đề xuất liên quan đến việc làm thế nào để triển khai bỏ phiếu phổ thông. Hơn 90% cử tri ủng hộ việc đưa tiếng nói của người dân vào việc lựa chọn những ứng viên tương lai cho chức Trưởng đặc khu.

Ngày 28/9/2014


(Ảnh: Wikimedia)

(Ảnh: Wikimedia)

Nhóm biểu tình “Chiếm Trung tâm” triển khai một chiến dịch kêu gọi Bắc Kinh trao thêm quyền độc lập về chính trị cho Hong Kong. Hơn 100.000 người đã xuống đường trong cuộc biểu tình được coi là căng thẳng nhất trong lịch sử Hong Kong, còn được gọi là "Cách mạng ô dù".

Tháng 2/2017


Vợ ông Donald Tsang Yam-kuen và 2 con trai trả lời báo chí sau khi chồng bị kết án tù. (Ảnh: AFP)

Vợ ông Donald Tsang Yam-kuen và 2 con trai trả lời báo chí sau khi chồng bị kết án tù. (Ảnh: AFP)

Cựu Trưởng đặc khu Hong Kong Donald Tsang Yam-kuen bị kết án 20 tháng tù vì bị kết tội che giấu các cuộc thỏa thuận riêng với một đại gia bất động sản. Ông này bị cáo buộc đã phê duyệt hồ sơ xin cấp phép hoạt động phát thanh của Công ty Phát thanh - Truyền hình Wave Media Limited, đổi lại ông nhận được một căn hộ hạng sang ở Trung Quốc.

Ngày 26/3/2017


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)

Hong Kong có nữ Trưởng đặc khu đầu tiên trong lịch sử sau khi bà Carrie Lam giành chiến thắng áp đảo trong bầu cử diễn ra ngày 26/3. Bà Lam sẽ kế nhiệm ông Lương Chấn Anh kể từ ngày mai 1/7. Nhà lãnh đạo tương lai của Hong Kong đã hứa hẹn bảo vệ chế độ pháp quyền và tự do ngôn luận.

Ngày 29/6/2017


(Ảnh: Reuters)

(Ảnh: Reuters)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên thăm chính thức Hong Kong nhân kỷ niệm 20 năm đặc khu này được Anh trao trả. Ông Tập khẳng định: "Hong Kong luôn trong trái tim tôi".

Minh Phương

Theo Asia Times