1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Những lý do đẩy cuộc chiến ở Syria vào thế bế tắc

Dù có sự can thiệp của nhiều cường quốc và nhiều hội nghị hòa bình được tổ chức nhưng diễn biến của cuộc chiến ở Syria ngày càng tồi tệ.

Tờ New York Times ngày 26/8 đã đưa ra một số nguyên nhân chính khiến cuộc chiến Syria ngày càng tồi tệ dựa trên đánh giá, phân tích của một số chuyên gia:

Thứ nhất, khi các lực lượng tham chiến ở Syria - quân đội chính phủ và quân nổi dậy - có vẻ "không biết mệt" do nhận được sự hậu thuẫn từ bên ngoài - bao gồm Mỹ, Nga, Iran, Saudi Arabia và giờ đây thêm Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Giáo sư James D. Fearon của trường Đại học Stanford, "nếu cả hai bên đều có sự can thiệp từ bên ngoài, sức chiến đấu sẽ lớn hơn rất nhiều".

Người đàn ông bế một bé gái sống sót sau đợt không kích của quân đội Chính phủ Syria và quân đội Nga hôm 27/8 ở gần khu vực Aleppo. (Nguồn: Aljazeera)
Người đàn ông bế một bé gái sống sót sau đợt không kích của quân đội Chính phủ Syria và quân đội Nga hôm 27/8 ở gần khu vực Aleppo. (Nguồn: Aljazeera)

Thứ hai, cuộc chiến này không thể phân định được bên nào thắng, bên nào thua. Mỗi khi lực lượng được ủy nhiệm mất lợi thế trên chiến trường, các nhà tài trợ bên ngoài lại tăng cường sự can dự, tiếp viện vũ khí và yểm trợ bằng không quân để lực lượng đó đảo ngược thế trận. Mỗi lần leo thang, cường độ cuộc chiến tranh lại được đẩy mạnh hơn một chút, số người thương vong nhiều hơn trong khi cán cân của cuộc chiến về cơ bản không có gì thay đổi. Câu chuyện này lặp đi lặp lại ở Syria suốt 5 năm qua.

Thứ ba, cấu trúc của các cuộc chiến tranh khiến dân thường chịu nhiều tổn thất. Trong hầu hết các cuộc nội chiến, muốn thành công các lực lượng tham chiến phải dựa vào sự ủng hộ của nhân dân, do đó thường cố gắng hạn chế tối đa gây thương vong cho dân thường. Theo các chuyên gia, cuộc chiến Syria không như vậy, quân chính phủ và quân đối lập đều phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ từ bên ngoài. Do đó, họ không có nhiều động lực để tìm các phương án tối ưu để bảo vệ dân thường. Điều này biến người dân địa phương trở thành mối đe dọa tiềm tàng, thay vì là nguồn lực cần tranh thủ sự ủng hộ.

Thứ tư, nỗi lo sơ bị thất bại khiến các bên muốn duy trì nguyên trạng. Các bên tham chiến bận tâm đến vệc bám giữ những gì mình đang có hơn là đánh liều theo đuổi những mục tiêu lớn hơn. Các quốc gia bên ngoài can thiệp vào cuộc chiến này lo sợ rằng nếu để bên kia thắng lợi thì điều này sẽ vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như Saudi Arabia và Iran coi Syria là một chiến trường để họ tranh giành quyền lực tại khu vực, nếu họ thất bại thì điều này sẽ gây nguy hiểm cho chính chế độ của họ.

Thứ năm, các lực lượng tham chiến tại Syria được xây dựng để chiến đấu, không phải để chiến thắng. Nội bộ lực lượng của Chính phủ Syria cũng như các lực lượng nổi dậy hiện đều yếu đến mức họ muốn duy trì tình thế bế tắc hiện nay, dẫu cho tình thế đó tồi tệ đến mức nào, hơn là tìm kiếm bất kỳ giải pháp gần như khả thi nào đó. Các nhà lãnh đạo Syria hầu hết thuộc cộng đồng tôn giáo người Alawite thiểu số, chỉ chiếm một phần nhỏ dân số của Syria song lại chiếm phần lớn lực lượng an ninh. Sau 5 năm giao tranh với các phe nhóm sắc tộc khác, người Alawite lo sợ rằng họ có thể bị diệt chủng nếu như Tổng thống Assad không đảm bảo giành được chiến thắng tuyệt đối.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào biên giới Syria, ngày 24/8. (Nguồn: Afr)
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào biên giới Syria, ngày 24/8. (Nguồn: Afr)

Phe đối lập Syria thì suy yếu theo kiểu khác. Phe này gồm nhiều tổ chức khác nhau và chính sự manh mún đó cũng là nguyên nhân làm kéo dài cuộc nội chiến. Một cuộc nghiên cứu về tất cả các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) từ năm 1945 cho thấy tổ chức này đã giải quyết được 2/3 trong tổng số các cuộc cuộc nội chiến chỉ có hai bên giao tranh, song chỉ giải quyết được có 1/4 số cuộc chiến có nhiều bên giao tranh.

Thứ sáu, khả năng để một nhà bảo trợ bên ngoài rút lui để thay đổi cục diện cuộc chiến hoặc khả năng xảy ra một cuộc xâm lược quy mô lớn để tạo thế “đánh nhanh, thắng nhanh” hiện chưa thể trở thành hiện thực. Cách chắc chắn duy nhất để phá vỡ thế bế tắc là nổi lên một bên giành được ưu thế trên chiến trường. Song do Syria đang mắc kẹt giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu trên thế giới, Nga và Mỹ, nên để làm được điều này có lẽ cần phải có "một cuộc xâm lược" trên quy mô toàn diện.

Trong kịch bản tốt đẹp nhất, điều này sẽ dẫn đến một cuộc can thiệp tương tự như cuộc chiếm đóng của Mỹ tại Iraq hoặc Afghanistan. Trong kịch bản tệ nhất, đưa quân vào một khu vực chiến tranh có quá nhiều các bên tham gia có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh khu vực. Một cách khác để chấm dứt cuộc chiến là một nhà bảo trợ bên ngoài thay đổi chính sách đối ngoại và quyết định rút lui. Điều này cho phép bên kia nhanh chóng giành chiến thắng. Tuy nhiên, ở Syria, kịch bản này hiện chưa có tín hiệu nào cho thấy nó sẽ xảy ra.

Bởi thế, theo giáo sư Fearon, cuộc chiến Syria hiện chưa có manh mối nào cho thấy nó sẽ chấm dứt. Tình huống "tốt" nhất có thể kỳ vọng là cuộc chiến sẽ được hạ cấp xuống trạng thái bao gồm "một cuộc nổi dậy ở mức độ thấp hơn”.

Theo Lam Anh/

ế giới và Việt Nam