1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Kosovo kéo căng quan hệ Nga - Mỹ

(Dân trí) - Nhiều giờ qua, người ta có thể thấy cờ Mỹ phấp phới ở gần như khắp nơi trên đất Kosovo, một biểu tượng chứng tỏ Mỹ là một người bạn thân thiết như thế nào của vùng này trên con đường tuyên bố độc lập.

Tuy nhiên sự ủng hộ nhiệt tình của Washingtong trong những tháng gần đây làm gia tăng lo ngại về mối quan hệ ngày một gay gắt với Kremlin, nước cũng đang muốn gia tăng ảnh hưởng tới những quốc gia từng là vệ tinh dưới thời Liên Xô cũ.

 

Ủng hộ Kosovo độc lập dù chưa có sự phê chuẩn của Hội đồng bảo an LHQ, Mỹ và các đồng minh châu Âu đã chấp nhận một rủi ro có thể thấy trước. Đó là họ đang mạo hiểm đánh cược rằng vùng Balban vốn đã bất ổn sẽ không bị chìm trong bạo lực.

 

Và nếu có, Nhà Trắng sẽ phải gánh chịu hầu hết “tội lỗi”. Có thể thấy rõ mối lo ngại đó qua tuyên bố hôm chủ nhật vừa qua của Tổng thống Bush rằng Mỹ sẽ ngăn chặn bạo lực diễn ra ở Kosovo.

 

“Chắc chắn Mátxcơva sẽ có một thái độ “cao thượng”, sẽ chờ xem một sai lầm khác của phương Tây, giống như sai lầm ở Iraq”, Oksana Antonenko, một chuyên gia người Nga làm việc tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, có trụ sở ở London, nhận xét.

 

“Nếu bạo lực quay trở lại Kosov, Nga và phương Tây sẽ đổ lỗi cho nhau, và gây tổn hại đến cuộc tổng tuyển cử”, Atonenko cảnh báo. Thế giới sẽ dõi theo xem liệu “Kosovo có là một ngoại lệ hay không, rằng độc lập mang đến ổn định, trật tự hay bếp bênh và hỗn loạn”.

 

Nga là đồng minh truyền thống của Serbia. Nhưng đó không phải là lý do chính để nước này phản đối Kosovo độc lập. Kremlin lo ngại rằng việc Kosovo tuyên bố độc lập sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm cho các phong trào ly khai khắp các nước thuộc Liên Xô cũ, trong đó có Chechnya và Gruzia.

 

Cuộc đối đầu trong vấn đề Kosovo có thể sẽ làm Nga không khoan nhượng trong những vấn đề khác, những vấn đề đang có nguy cơ làm sống dậy thời kỳ Chiến tranh lạnh. Trong khi các nhà phân tích cho rằng Nga có thể không hạn chế nguồn cung cấp năng lượng cho phương Tây nhưng họ sẽ không còn muốn hợp tác về những vấn đề quan trọng khác, như chương trình hạt nhân của Iran.

 

Nga cũng có thể có những động thái gây hấn về vấn đề lãnh thổ của các nước Liên Xô cũ, như công nhận sự độc lập của các vùng ly khai ở Gruzia hay thậm chí khuyến khích bạo lực phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.

 

Rõ ràng, Mỹ không hề muốn khiêu khích Nga. Nhưng theo Charles Kupchan, một chuyên gia cao cấp nghiên cứu châu Âu tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, New York, Washington không có lựa chọn nào khác trong vấn đề Kosovo.

 

Bởi qua ủng hộ độc lập của vùng với phần đa là người Hồi giáo (song phần lớn không nằm trong cộng đồng giáo sĩ) Kosovo, Washington mong muốn hàn gắn bất đồng với thế giới Hồi giáo, cho thấy nền dân chủ có thể tồn tại ở một quốc gia Hồi giáo như thế nào.

 

Ngoài ra, Nga và Mỹ vẫn còn đang hục hặc về kế hoạch lá chắn tên lửa của Washington ở Ba Lan và Cộng hòa Séc. Mỹ thì cho rằng tên lửa bắn chặn của họ là để phòng mối đe dọa từ Trung Đông, song Kremlin lo ngại mục đích chính là nhằm làm suy yếu Nga. Mới gần đây, chắc chắn Mỹ đã phải đau đầu vì tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Nga có thể chĩa tên lửa hạt nhân vào Ukraine nếu nước này gia nhập NATO.

 

“Mối quan hệ của họ đang trượt dốc kể từ năm 2002”, Steven Pifer, cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine và là một chuyên gia cấp cao về Nga tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế tại Washington, cho biết.

 

Theo ông, “cả hai bên đều sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới nhận thấy làm thế nào để họ có một thái độ xây dựng”. Và để cải thiện được mối quan hệ đó, có thể sẽ phải đợi đến cuộc bầu cử tổng thống tại Nga vào tháng sau và cuộc bầu cử ở Mỹ vào tháng 11.

 

Phan Anh

Theo AP