1. Dòng sự kiện:
  2. Chiến sự Nga - Ukraine
  3. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024
  4. Chiến sự Israel - Hamas

Khu thử hạt nhân Triều Tiên thành đống đổ nát sau hàng loạt vụ nổ

(Dân trí) - Phóng viên Igor Zhdanov của hãng tin RT (Nga) đã có dịp ghi lại cận cảnh quá trình Triều Tiên phá hủy khu thử hạt nhân Punggye-ri theo cam kết phi hạt nhân hóa của nước này hôm qua 24/5.

Phóng viên Igor Zhhanov của hãng tin RT đưa tin trước cửa hầm tại khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: RT)
Phóng viên Igor Zhhanov của hãng tin RT đưa tin trước cửa hầm tại khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: RT)

Cùng với một nhóm phóng viên của các hãng truyền thông nước ngoài, Igor Zhdanov đã được chứng kiến trực tiếp vụ phá hủy khu thử hạt nhân Punggye-ri ở phía bắc Triều Tiên ở khoảnh cách vài chục mét. Nhằm đảm bảo tính minh bạch của cam kết phi hạt nhân hóa, chính quyền Triều Tiên đã cho phép Zhdanov tiếp cận khu thử Punggye-ri cả trước và sau vụ nổ.

Bức ảnh chụp một trong số các đường hầm mới chưa từng được sử dụng của Triều Tiên trước và sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)
Bức ảnh chụp một trong số các đường hầm mới chưa từng được sử dụng của Triều Tiên trước và sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)

Ngoài các cơ sở hạ tầng từng được sử dụng để làm nơi ở cho các công nhân và binh sĩ, Triều Tiên cũng đánh sập 4 đường hầm tại khu thử Punggye-ri, trong đó có Đường hầm phía Bắc số 2 - nơi diễn ra 5 vụ thử hạt nhân ngầm của Triều Tiên gần đây. Theo quan sát của phóng viên Zhadanov, đường hầm này bị phá dỡ nặng nề nhất trong số 4 đường hầm.

Một binh sĩ đứng gác bên ngoài trạm quan sát tại Đường hầm phía bắc - nơi diễn ra 5 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trước khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)
Một binh sĩ đứng gác bên ngoài trạm quan sát tại Đường hầm phía bắc - nơi diễn ra 5 vụ thử hạt nhân của Triều Tiên trước khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)
Trạm quan sát tại Đường hầm phía bắc trở thành đống đổ nát sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)
Trạm quan sát tại Đường hầm phía bắc trở thành đống đổ nát sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Igor Zhdanov)

Phóng viên Nga cũng chú ý tới quá trình phá hủy Đường hầm phía Tây - một hệ thống hầm ngầm mới chưa từng được thực hiện bất kỳ vụ thử nào trước đây. Những người Triều Tiên có mặt tại khu thử Punggye-ri nói với Zhdanov rằng việc dỡ bỏ Đường hầm phía Tây thể hiện thiện chí của Bình Nhưỡng trong việc hòa giải với Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế.

Một số hình ảnh do Reuters đăng tải về sự kiện phá hủy khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên hôm 24/5.​

Các phóng viên đi bộ tác nghiệp tại khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)
Các phóng viên đi bộ tác nghiệp tại khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)

Quan chức Triều Tiên giải thích cho các phóng viên quy trình phá dỡ khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)
Quan chức Triều Tiên giải thích cho các phóng viên quy trình phá dỡ khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)

Các phóng viên quay phim tại đường hầm số 4 trước khi bị đánh sập. (Ảnh: Reuters)
Các phóng viên quay phim tại đường hầm số 4 trước khi bị đánh sập. (Ảnh: Reuters)

Một binh sĩ đứng trước cửa đường hầm số 2 trước khi thuốc nổ được kích hoạt. (Ảnh: Reuters)
Một binh sĩ đứng trước cửa đường hầm số 2 trước khi thuốc nổ được kích hoạt. (Ảnh: Reuters)

Cận cảnh đường hầm số 3 tại khu thử hạt nhân Punggye-ri khi còn nguyên vẹn. (Ảnh: Reuters)
Cận cảnh đường hầm số 3 tại khu thử hạt nhân Punggye-ri khi còn nguyên vẹn. (Ảnh: Reuters)

Một phần đường hầm số 3 hé lộ trước khi bị phá hủy. (Ảnh: Reuters)
Một phần đường hầm số 3 hé lộ trước khi bị phá hủy. (Ảnh: Reuters)

Thuốc nổ được đặt bên trong đường hầm số 4. (Ảnh: Reuters)
Thuốc nổ được đặt bên trong đường hầm số 4. (Ảnh: Reuters)

Các quan chức Triều Tiên chứng kiện vụ phá dỡ khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức Triều Tiên chứng kiện vụ phá dỡ khu thử hạt nhân Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)

Trạm chỉ huy và trại lính tại khu thử hạt nhân Punggye-ri trước và sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Reuters)
Trạm chỉ huy và trại lính tại khu thử hạt nhân Punggye-ri trước và sau khi bị đánh sập. (Ảnh: Reuters)

Quy trình phá hủy đường hầm số 3. (Ảnh: Reuters)
Quy trình phá hủy đường hầm số 3. (Ảnh: Reuters)

Đường hầm số 2 và trạm quan sát tại Punggye-ri bị đánh sâp. (Ảnh: Reuters)
Đường hầm số 2 và trạm quan sát tại Punggye-ri bị đánh sâp. (Ảnh: Reuters)

Cận cảnh quá trình đường hầm số 3 bị nổ tung. (Ảnh: Reuters)
Cận cảnh quá trình đường hầm số 3 bị nổ tung. (Ảnh: Reuters)

Bụi và khói bốc lên tại đường hầm số 2 và trạm quan sát tại Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)
Bụi và khói bốc lên tại đường hầm số 2 và trạm quan sát tại Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)

Đống đổ nát tại nơi từng là đường hầm số 2 tại Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)
Đống đổ nát tại nơi từng là đường hầm số 2 tại Punggye-ri. (Ảnh: Reuters)

Cận cảnh vụ phá hủy bãi thử hạt nhân Triều Tiên bằng thuốc nổ

Thành Đạt

Tổng hợp