1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Clip thủy thủ tàu ngầm Nga thoát hiểm qua ống phóng lôi

Truyền hình Nga vừa đăng tải clip cảnh các học viên Viện công nghệ tàu ngầm Nga ở St. Petersburg huấn luyện thoát hiểm qua ống phóng lôi của tàu ngầm.

Làm thế nào để thoát khỏi tàu ngầm gặp nạn? Có hai cách cơ bản để thoát khỏi tàu ngầm bị chìm đó là phương pháp ướt và phương pháp khô.

Phương pháp ướt có thể hiểu là quá trình thoát khỏi tàu ngầm buộc các thủy thủ phải tiếp xúc với nước. Có hai cách để thoát khỏi "cỗ quan tài sắt bị chìm" bằng phương pháp ướt là nổi lên tự nhiên và theo cáp phao tiêu.

Nổi lên tự nhiên được thực hiện trong trường hợp áp lực ở độ sâu tối đa của cửa thoát hiểm (100 mét) giữ được trong thời gian không quá 2 phút.

Ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm - nơi các thủy thủ thoát ra ngoài trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn.
Ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm - nơi các thủy thủ thoát ra ngoài trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn.

Nếu vượt quá thời gian này - chỉ có cách là dùng dây phao. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp áp suất vượt quá tất cả các giá trị cho phép ghi trong bảng, việc giải cứu chỉ có thể thực hiện nhờ lực lượng cứu hộ.

Để có thể thực hiện phương pháp này, các thủy thủ phải mang các thiết bị lặn cá nhân như ISP-60 và IDA-59 theo đúng qui định, phải nắm rõ nguyên tắc hoạt động và thành thạo cách sử dụng các loại thiết bị này.

Đây là điều vô cùng quan trọng vì chỉ cần thao tác sai nguyên tắc sẽ dẫn đến nguy hiểm khôn lường.

Sau khi thoát khỏi tàu ngầm, thủy thủ phải phát tín hiệu báo hiệu rằng mình đã ra ngoài an toàn đồng thời bám theo dây phao để bơi lên mặt nước.

Trong trường hợp thoát ra bằng ống phóng ngư lôi, van thông khí mở ra và nước được đẩy ra khỏi xi-téc làm đầy ống phóng ngư lôi, ống phóng sẽ được làm đầy nước đến 3/4, sau đó nước không được bơm vào thêm nữa.

Khi này các van cân bằng áp suất thực hiện nhiệm vụ cân bằng áp suất bên trong với bên ngoài ống phóng lôi. Sau đó, tương tự như với việc thoát ra từ các cửa thoát hiểm phía trên tàu ngầm, các thủy thủ phải vặn các van ở thiết bị lặn cá nhân để cân bằng áp suất với bên ngoài.

Khoang chứa ngư lôi trên tàu ngầm.
Khoang chứa ngư lôi trên tàu ngầm.

Sau khi mở nắp, thủy thủ từ từ ra khỏi ống phóng, bám vào cạc-bin của dây phao tiêu và thoát ra khỏi con tàu.

Phương pháp khô là phương pháp các nhân viên của lực lượng cứu hộ hải quân sử dụng thiết bị lặn hay tiềm thủy khí để giải cứu các thủy thủ khỏi tàu ngầm bị chìm. Trong trường hợp này, tiềm thủy khí sẽ theo dây phao cứu hộ tiếp cận và đậu ngay trên nắp khoang tàu ngầm gặp nạn.

Sau khi thực hiện liên kết với tàu, nước được bơm ra khỏi tiềm thủy khí, cân bằng áp suất, mở nắp, và lần lượt đưa các thủy thủ từ tàu ngầm bị chìm vào tiềm thủy khí. Số lượng thủy thủ phụ thuộc thể tích của tiềm thủy khí.

Phương pháp này cho phép giải cứu ê-kíp ở độ sâu bằng độ lặn sâu lớn nhất của tàu ngầm. Như vậy phương pháp khô giúp các thủy thủ thoát khỏi tàu ngầm một cách an toàn mà không phải tiếp xúc với nước.

Clip học viên tàu ngâm Nga thoát hiểm qua ống phóng lôi:

Theo Ngọc Hòa

Đất Việt