1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyên gia Mỹ: Quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ

Chuyên gia Mỹ lo ngại rằng, chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ đã suy sụp bởi nó đã biến thành “quyết sách cá nhân” của Tổng thống Erdogan.

Quyền lực mềm Thổ Nhĩ Kỳ lung lay sau “mùa xuân Ả Rập”

Chuyên gia Mỹ về Trung Đông là ông Henry J. Barkey đã viết trên tạp chí Mỹ Foreign Policy rằng, chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ đã thất bại thảm hại trong mấy năm qua, bởi nó đã biến thành đường lối cá nhân của Tổng thống nước này là ông Recep Tayip Erdogan.

Vị học giả này nhận định, cách đây vài năm, chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ vốn được các chuyên gia đánh giá là khôn khéo. Với hàng loạt các chính sách tích cực, Ankara không ngừng xây dựng các mối quan hệ láng giềng và dần dần giành vị trí chi phối trong khu vực.

Trong giai đoạn này, Thổ Nhĩ Kỳ là trường hợp điển hình về khai thác "quyền lực mềm" thông qua dân chủ và cải cách kinh tế trong nước, kết hợp chính sách ngoại giao sắc sảo. Điều đó cho phép Ankara đóng vai trò trung gian quan trọng trong các cuộc xung đột khu vực.

Ông Barkey nhận định rằng, chính sách ấy giờ đây đã sụp đổ. Nó trở thành nạn nhân của bước ngoặt bất ngờ trong “mùa xuân Ả Rập”, của “sự ngạo mạn và các tính toán chính trị sai lầm”. Ankara đã phá hỏng quan hệ với hầu hết các nước láng giềng cũng như với Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nga.

Khi phong trào dân chủ “mùa xuân Ả Rập” do Mỹ khởi xướng bùng nổ năm 2010, nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ bỗng quả quyết Ankara phải là người "điều khiển những trận cuồng phong ở Trung Đông. Thế nhưng thành công rực rỡ đã kéo dài không lâu.

Đã có nhiều cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan âm mưu khôi phục đế chế Ottoman
Đã có nhiều cáo buộc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan âm mưu khôi phục đế chế Ottoman

Đầu tiên, chính phủ “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập được Ankara ủng hộ bị lật đổ hoàn toàn. Người Thổ không có cách nào bình thường hóa lại quan hệ với chính phủ mới ở Cairo. Thế nhưng sự cáo chung cho những tham vọng đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ chính thức đến từ Syria - tác giả nhận định.

Trước “mùa xuân Ả Rập”, Tổng thống Syria và Thổ Nhĩ Kỳ từng duy trì mối liên lạc thân thiện, ở cả cấp độ cá nhân, nhưng sau khi làn sóng bạo lực năm 2011 leo thang thành cuộc nội chiến ở Syria, Erdogan đã không ngần ngại gọi ông Assad là nhà độc tài và kêu gọi lật đổ tổng thống Syria.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chỉ trích việc Hoa Kỳ khước từ can thiệp vào cuộc xung đột Syria, đồng thời trực tiếp ra tay hỗ trợ các phe nhóm khủng bố ở Syria lật đổ chính quyền Assad, buôn bán dầu lậu với IS để gián tiếp hỗ trợ tài chính cho chúng mua súng đạn, chiêu mộ binh lính.

Ankara cho phép các tay súng Hồi giáo cực đoan, trong đó có cả Nhà nước Hồi giáo IS và al-Qaeda sử dụng lãnh thổ nước mình để thâm nhập nước láng giềng. Nhiều tay súng phiến quân thuộc các nhóm khác đã được khuyến khích gia nhập IS và góp phần làm cho chúng trở thành lực lượng như ngày nay.

Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria cũng đã từng có thời gian tốt đẹp
Quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria cũng đã từng có thời gian tốt đẹp

Quyền lực mềm Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ sau chiến dịch quân sự của Nga

Tổng thống Syria Bashar al-Assad kiên trì bảo vệ quyền lực với sự giúp đỡ về ngoại giao của Nga suốt 4 năm ròng. Bế tắc tiếp đến của ông Erdogan là sự can thiệp của Nga vào xung đột Syria do lời đề nghị “quá khôn ngoan và đúng lúc” của ông Assad - chuyên gia người Mỹ viết.

Sau đó, Moscow chính thức mở chiến dịch không kích tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và các nhóm phiến quân do phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria, giúp chính quyền Damascus liên tiếp đánh bại IS và các nhóm “đối lập ôn hòa” nhưng có vũ trang.

Các sự kiện ở Syria cũng đã giáng “đòn chí tử” vào tiến trình hòa bình giữa chính quyền Ankara và người Kurd. Lực lượng vũ trang của họ ở Syria (YPG) ngày càng mạnh lên và bắt tay khăng khít với Đảng Công nhân người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ (PKK).

Chính quyền Assad ngày càng thêm vững chắc, phong trào đấu tranh của người Kurd Syria ngày càng mạnh lên - chiến lược Trung Đông thai nghén suốt 5 năm qua của Ankara sụp đổ hoàn toàn. Mâu thuẫn giữa tham vọng và thực tế đã làm Erdogan đánh mất bình tĩnh - ông Barkey viết.

Vụ cường kích Nga bị bắn hạ đã dẫn đến hàng loạt động thái đáp trả của Moscow trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và quân sự khiến kinh tế nước này thiệt hại nặng nề, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến sự bất mãn trong bộ phận không nhỏ chính khách đối lập, các tổ chức xã hội và đông đảo nhân dân trong nước.

Không những thế, Moscow còn tung ra vũ khí tấn công sắc bén là truyền thông, với hàng loại cáo buộc “khôi phục đế chế Ottoman” và chứng cứ “đi đêm buôn dầu lậu với IS”,cung cấp tài chính và vũ khí cho các nhóm phiến quân Syria lật đổ chính quyền hợp hiến của ông Assad.

Chuyên gia Barkey nhận định: "Hành động tấn công cường kích Nga xuất phát từ nỗi lo lắng của Erdogan trước thành công của Nga và Iran trong việc hỗ trợ quân đội chính phủ Syria chống các đồng minh của Ankara trên lãnh thổ Syria và những dự cảm thất bại rõ ràng tại Syria”.

Chuyên gia Mỹ cho rằng, Erdogan đã đánh giá thấp Putin
Chuyên gia Mỹ cho rằng, Erdogan đã đánh giá thấp Putin

Vị chuyên gia Mỹ cho rằng, Erdogan đã đánh giá thấp Putin và không lường được những phản ứng đáp trả khôn ngoan của nhà lãnh đạo Nga. Moscow đã không đáp trả bằng quân sự mà đã từng bước bộc Thổ Nhĩ Kỳ phơi bày dã tâm và những hành động... đối với các quốc gia láng giềng.

Chuyên gia Henry J. Barkey cho rằng, chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ không còn là những hoạch định của một quốc gia mà nó đã biến thành chủ ý cá nhân của Tổng thống Erdogan.

Mong muốn vươn tay đến khắp mọi nơi trong khu vực của “Sultan Erdogan” và lập trường cứng rắn không cho phép ai được bàn cãi là minh chứng sống động nhất cho việc chính sách đối ngoại là sản phẩm của cuồng vọng cá nhân và những ý tưởng kỳ quặc của Recep Erdogan.

Vị chuyên gia Mỹ kết luận rằng, điều này sẽ làm các vấn đề chính trị đối nội và đối ngoại của Ankara thêm trầm trọng. Erdogan đang khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị cô lập không chỉ đối với các quốc gia láng giềng mà còn khoét sâu mâu thuẫn với cả các nước đồng minh truyền thống.

Chuyên gia Mỹ: Quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ sụp đổ - 4
Chuyên gia Mỹ cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gánh chịu hậu quả từ chính sách cá nhân của Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ đang kìm hãm việc giải quyết tình hình Syria

Ngày 9-2, tớ báo Mỹ The Wall Street Journal cũng có bài viết nêu một số nhận định của các quan chức và chính khách nước này rằng, chính Thổ Nhĩ Kỳ đang là trở ngại lớn trong việc giải quyết mâu thuẫn ở Syria và kìm hãm tiến trình hòa bình Trung Đông.

Giới chức Hoa Kỳ cho rằng lập trường hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ đối với người Kurd là một trong những khó khăn chính trên con đường tìm kiếm giải pháp chính trị cho Syria và là trở ngại nghiêm trọng trong cuộc chiến chống tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS.

Wall Street Journal nhấn mạnh rằng, chính quyền Erdogan nhiều lần tuyên bố với Washington rằng, những đồng minh người Kurd của Mỹ ở Syria đã chuyển giao vũ khí cho các đại diện của "Đảng Công nhân Kurd" (PKK), vốn bị Ankara liệt vào danh sách tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các quan chức Mỹ, điều này là vô căn cứ, thái độ thù địch của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các tay súng người Kurd ở Syria, vốn là một trong những đồng minh có hiệu quả nhất của Mỹ trong cuộc chiến chống IS - đã làm suy yếu những nỗ lực nhằm chống lại nhóm khủng bố cực đoan này.

Theo Thiên Nam

Đất Việt