1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Chuyến công du Trung Đông đầu tiên của Tổng thư ký LHQ

(Dân trí) - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon sẽ tới thủ đô Cairo trong hai ngày 23, 24/3 để gặp Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và ông Amr Mussa, Tổng thư ký Liên đoàn Ảrập.

Đây là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Trung Đông đầu tiên tân của Tổng thư ký (TTK) kể từ ngày nhậm chức tháng 1/2007.

 

Ngày 22/3, ông Ban Ki-moon sẽ rời New York lên đường bắt đầu chuyến công du kéo dài 10 ngày. Sau Ai Cập, ông sẽ tục tới các lãnh thổ bị chiếm đóng bao gồm Israel, Jordan, Ảrập Xê-út và Libăng. Tại Ảrập Xê-út, TTK sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ảrập diễn ra ngày 28/3 tới và có nhiều cuộc gặp song phương với các đại biểu tham gia Hội nghị.

 

Theo thông tin từ phát ngôn viên Michèle Montas, các chủ đề được ông Ban Ki-moon ưu tiên đề cập đến là tiến trình hòa bình ở Trung Đông, sự ổn định ở Libăng, cuộc xung đột tại Dafur và vai trò của LHQ trong khuôn khổ Khế ước quốc tế các mục tiêu phát triển kinh tế Iraq (ICI) ký tháng 7/2006 giữa LHQ và Baghdad.

 

TTK mong muốn, các chiến dịch gìn giữ hòa bình và Liên Hiệp Quốc hiện diện tại Trung Đông, nơi mà tổ chức lớn nhất hành tinh đóng vai trò tích cực từ 60 năm nay. Ông hi vọng được nghe người dân trong vùng nói lên những vấn đề và thách thức đang phải đối mặt. Theo ông Ban Ki-moon, thế giới ngày càng nhận thấy rằng cộng đồng Ảrập năng động trong ngoại giao.

 

Trong buổi hiện diện tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ảrập, ông Ban Ki-moon hi vọng đóng góp ủng hộ cá nhân vào các nỗ lực hiện nay, nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Trung Đông, đem lại hòa bình ổn định cho Libăng cũng như trong vùng nói chung.

 

Ngày 22/3, nhóm Bộ tứ về Trung Đông (Mỹ, Liên minh châu Âu, Nga và Liên Hiệp Quốc) yêu cầu chính phủ đoàn kết Palestine vừa được thành lập phải có thái độ "rõ ràng và đáng tin cậy" đối với Israel để dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Trong thông cáo công bố hai ngày sau các buổi thảo luận kỹ lưỡng, các trưởng đoàn ngoại giao của Bộ tứ đã đưa ra 3 điều kiện cho chính phủ do phong trào cấp tiến Hamas lãnh đạo để có được giúp đỡ của cộng đồng quốc tế: từ bỏ bạo lực, công nhận Israel, chấp nhận các thỏa thuận đã ký.

 

Nhóm Bộ tứ đồng ý tuyên bố, thái độ của chính phủ đoàn kết của Palestine không chỉ được giá dựa trên cơ sở thành phần nội các và chương trình, mà còn trên cả các hành động thực tế. Nhóm làm việc quốc tế bày tỏ nhất trí ủng hộ mạnh mẽ cho những nỗ lực hòa bình của ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, người cũng sẽ rời Nhà Trắng ngày 23/3 để thực hiện chuyến công du mới tới Trung Đông. TTK Ban Ki-moon và Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp nhau tại Jerusalem ngày 25/3.

 

Ngọc Nhàn

Theo AFP