1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Australia: Làm quen với “ngoại giao chi phiếu” của Trung Quốc

(Dân trí) - Ngoại trưởng Australia Bob Carr hôm nay tuyên bố các cường quốc khu vực cần phải làm quen với chính sách “ngoại giao chi phiếu” của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

 
Ngoại trưởng Australia Bob Carr
Ngoại trưởng Australia Bob Carr

Cơ quan phân tích Viện Lowy của Australia năm ngoái ước tính kể từ năm 2005 Trung Quốc đã cam kết hơn 600 triệu USD các khoản “cho vay mềm” phi lãi suất trong thời gian dài cho các quốc đảo như Tonga, Samoa, và Quần đảo Cook. Nước này cũng tăng cường hỗ trợ cho Fiji sau cuộc đảo chính năm 2006, trong đó lãnh đạo quân sự Voreqe Bainimarama lên nắm quyền, lật đổ một chính phủ được bầu.

 

Australia và Mỹ trước đó đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc dùng “thủ đoạn” “ngoại giao chi phiếu” nhưng ông Carr có vẻ như giảm nhẹ quan điểm của Canberra trong cuộc phỏng vấn với tờ tài chính Australian Financial Review. Ông kêu gọi khu vực học cách chung sống với việc Bắc Kinh “phát triển trong trang phục của một cường quốc”.

 

“Điều đó có nghĩa là hiện đại quốc phòng nhưng cũng có nghĩa là ngân sách viện trợ lớn”, ông cho hay.

 

“Thông điệp của tôi thực sự là Australia và New Zealand phải học chung sống với sự thật là Trung Quốc sẽ muốn chuyển viện trợ cho phần này của thế giới, và không gì chúng ta có thể ngăn cản được điều đó. Đó là một sự thật của cuộc sống.”

 

Bình luận của ông Carr được đưa ra ngay trước thêm Diễn đào các quốc đảo Thái Bình Dương, nhóm các quốc đảo nhỏ, cùng với Papua New Guinea giàu tài nguyên và hai cường quốc thống trị khu vực là Australia cùng New Zealand, hai đồng mình của Mỹ.

 

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton dự kiến sẽ có chuyến tạt qua hiếm có để tham dự hội nghị ở Quần đảo Cook, trong động thái mà giới phân tích đánh giá là nhằm kiềm tỏa sự ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc đối với khu vực Nam Thái Bình Dương.

 

Về vấn đề viện trợ ở cấp lớn hơn, toàn cầu, Ngoại trưởng Carr hi vọng khi Trung Quốc sẽ bình thường hóa và “tái định hình chính sách viện trợ để giống với các nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) khác”.

 

“Nói cách khác, không phải là một chiếc bình gốm Trung Hoa có liên quan tới con đường Trung Hoa, dẫn đến một mỏ Trung Hoa, sự hộ trợ có khả năng xây dựng đa dạng là điều bạn hiện trông đợi từ một nước OECD.”

 

Vũ Quý

Theo AFP