1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2000:

“Lỡ may mẹ chết, các con có đi ăn mày cũng phải yêu thương nhau”

(Dân trí) - Sau nhiều lần chết đi sống lại, tôi biết thời gian của mình không còn nhiều nên dặn dò các con: dù có đi ăn mày thì hai đứa cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tim tôi đau thắt khi đứa con út tròn xoe đôi mắt hỏi lại “ăn mày là gì hả mẹ”.

Lâm trọng bệnh sau khi mất cùng lúc 2 đứa con

Những lời tâm sự mặn chát ấy là của chị Nguyễn Thị Lân (44 tuổi, ngụ tại Đắk Nông) đang điều trị bệnh tim tại khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện Quân Y 175. Bệnh nặng nhưng chị chỉ một thân, một mình trong bệnh viện vì người nhà đã về quê mượn tiền nhiều ngày, nhưng chưa có tin tức gì. Không còn đồng nào trong túi, chị Lân đang sống lay lắt nhờ những bữa cơm được chia sẻ từ người bệnh cùng phòng. Nghe chị thều thào kể về cuộc đời khốn khổ của mình không ai cầm nổi nước mắt.


Chị Lân đang sống lay lắt nhờ sự chia sẻ của những người bệnh cùng phòng

Chị Lân đang sống lay lắt nhờ sự chia sẻ của những người bệnh cùng phòng

Hơn 20 năm trước, lúc còn là một cô gái trẻ, chị Lân rời vùng quê nghèo thuộc tỉnh Ninh Bình vào Đắk Nông lập nghiệp với hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo truyền kiếp từ đời ông cha. Tại đây chị đã nên duyên vợ chồng với anh Phạm Văn Lệ (47 tuổi). Bản tính cần cù chịu khó sau nhiều năm khai hoang, vỡ đất vợ chồng họ đã có được hơn 2 héc ta rẫy. Hạnh phúc càng trở nên viên mãn hơn với cặp vợ chồng son khi hai đứa con một gái, một trai lần lượt chào đời.

Cuộc sống luôn rộn rã tiếng cười của gia đình họ đang êm đềm, sung túc thì năm 2003 tai họa bất ngờ ập đến. Khi bố mẹ đi làm, cô chị gái dắt em đi chơi, bị lấm bẩn cả hai xuống ao rửa chân tay, nhưng các cháu đã bị trượt chân té xuống nước chết đuối. Hình ảnh hai đưa con thơ vẫn ôm chặt lấy nhau khi được dân làng mò tìm thấy xác đang trở thành nỗi ám ảnh thê lương với vết thương lòng luôn rỉ máu theo suốt cuộc đời vợ chồng chị Lân.


Những nỗi đau quá lớn đối với số kiếp của chị Lân khiến ai cũng phải động lòng

Những nỗi đau quá lớn đối với số kiếp của chị Lân khiến ai cũng phải động lòng

Sau khi mất con, chị Lân nằm liệt giường hơn một năm trời. Sự dằn vặt, đau đớn khiến chị phát bệnh tâm thần phải chuyển đến điều trị tại bệnh viện tỉnh Đắk Lắk. Anh Lệ cũng đổ bệnh nặng rồi chuyển sang hen suyễn mạn tính, mất sức lao động. Nỗi khổ tâm không biết nói cùng ai chưa kịp nguôi ngoai thì bác sĩ lại phát hiện chị Lân mắc thêm bệnh tim. Tài sản, đất đai có được từ công sức lao động khó nhọc của họ, đã lần lượt đội nón ra đi. Giờ đây, khi sức khỏe của chồng đang lao dốc thì sinh mạng của chị Lân cũng tựa nghìn cân treo sợi tóc.

Xin cứu lấy mạng tôi để hai đứa con nhỏ còn chỗ dựa

Để bù lấp nỗi đau trong quá khứ, vợ chồng chị Lân đã sinh thêm được hai đứa con gái là Phạm Thị Lương (12 tuổi, học lớp 6) và Phạm Thị Lụa (8 tuổi, học lớp 2). Chị gạt nước mắt tâm sự: “Hai đứa nhỏ là niềm vui sống của vợ chồng tôi. Nhưng giờ đây tôi cảm thấy rất có lỗi với con vì sinh chúng ra trong cảnh nghèo khó. Khi những đứa trẻ khác còn phải chờ cha mẹ năn nỉ uống từng ngụm sữa, thì hai đứa con của tôi đến miếng ăn cho no bụng cũng không đủ, nói gì đến ăn ngọn, mặc đẹp.”

Cố gắng lắm chị Lân mới có thể cho con đến trường, nhưng để có tiền mua sách vở và đóng học phí cho hai đứa trẻ, chị cũng phải chật vật xoay xở. Nhà trường biết hoàn cảnh gia đình tôi nên thường cho thiếu nợ, đến mùa hái cà phê, hái tiêu tôi đi làm mướn mới thanh toán được. Mắc bệnh tim đã hơn 10 năm, nhưng chị Lân là lao động chính trong nhà bởi anh Lệ quá yếu lại thường xuyên đổ bệnh phải nhập viện, khi bình thường cũng chỉ phụ giúp vợ con được việc nhà.

Tình trạng lao lực cùng với bệnh tim ngày càng trở nặng đã quật ngã người đàn bà khốn khổ. “Khoảng nửa năm nay, tôi thường xuyên bị đau tức ngực, khó thở, nhiều đêm đau quá không ngủ được, tôi chỉ còn biết tựa vách ôm ngực vật vã.” Không ít lần thấy chồng lên cơn hen, chị Lân cũng ngất xỉu vì sợ, hai đứa con nhỏ phải chạy đi cầu cứu hàng xóm đưa họ đến bệnh viện. Gần 1 tháng trước, bệnh của chị Lân trở nên đặc biệt nghiêm trọng, bệnh viện địa phương buộc phải chuyển lên TPHCM điều trị.


Đại tá - Tiến sĩ Cù Xuân Thanh cũng nghẹn ngào trước nỗi đau của người bệnh

Đại tá - Tiến sĩ Cù Xuân Thanh cũng nghẹn ngào trước nỗi đau của người bệnh

Đại tá, Tiến sĩ Y khoa Cù Xuân Thanh, Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện Quân Y 175 cho hay: “Bệnh nhân vào viện ngày 6/11/2015 trong tình trạng bệnh tim rất nặng với các biểu hiện khó thở, đau đầu, mệt cả khi ngồi lẫn khi nằm. Qua các kết quả kiểm tra chúng tôi chẩn đoán chị bị hẹp khít van hai lá, hẹp van động mạch chủ mức độ nặng, hở van ba lá, suy tim độ III. Đây là loại tổn thương van tim hậu thấp rất nguy hiểm đến tính mạng. Sau khi điều trị nội khoa chống suy tim, sức khỏe bệnh nhân dần bình phục có thể đáp ứng cho ca mổ, chúng tôi đã chỉ định thay cả ba van nói trên cho bệnh nhân.”

 

“Lỡ may mẹ chết, các con có đi ăn mày cũng phải yêu thương nhau” - 4

Để tham gia chia sẻ và cập nhật sự ủng hộ của bạn đọc Dân trí dành cho các hoàn cảnh nhân ái, mời các bạn tham gia vào Fanpage Nhân ái của báo Dân trí trên mạng xã hội Facebook.

“Chi phí dự trù tốn khoảng 140 triệu đồng nhưng gia đình quá nghèo không thể lo nổi. Nếu để tình trạng trên kéo dài thêm, bệnh nhân có thể tử vong bất kỳ lúc nào. Dù người bệnh có bảo hiểm y tế thuộc diện hộ nghèo, nhưng bảo hiểm chỉ chi tối đa cho cuộc mổ 42 triệu đồng. Chúng tôi có thể hỗ trợ hết sức về mặt chuyên môn, nhưng nếu không có đủ trang thiết bị thì cũng chẳng thể mổ được.” Đại tá Xuân Thanh chia sẻ.

Vật vã trong cơn đau, đếm ngược từng ngày sự sống mình, người mẹ đau đớn tâm sự: “Sau nhiều lần ngất lịm, chết đi sống lại, tôi biết thời gian của mình không còn nhiều nên dặn dò các con: dù có đi ăn mày thì hai đứa cũng phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tim tôi thắt lại khi đứa con út tròn xoe đôi mắt hỏi “ăn mày là gì hả mẹ!”. Tài sản chẳng còn gì, vay mượn không được, chi phí mổ quá lớn làm sao mà lo được. Xin bà con cô bác rủ lòng thương cứu lấy mạng tôi để hai đứa con nhỏ còn có chỗ dựa.”

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2000: Chị Nguyễn Thị Lân, khoa Ngoại lồng ngực, bệnh viện Quân Y 175, TPHCM

Điện thoại: 01677 960 761

Hoặc: thôn 11, xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Vân Sơn