1. Dòng sự kiện:
  2. 20 năm Chương trình Nhân ái

Mã số 2065:

Cuộc sống không lối thoát của người phụ nữ bị máy cắt ngói cắt cụt chân

(Dân trí) - Đã bị cắt cụt 1 chân và chịu nhiều đau đớn sau tai nạn kinh hoàng khi cả người rơi vào máy cắt ngói, giờ đây khi vừa từ viện trở về nhà cô Hường lại rơi vào tình cảnh bĩ cực khi chồng cô đang có khối u to ở trong người nhưng không có tiền đi viện. Nhà nghèo, đến một đồng cũng không có, cả vợ cả chồng chỉ biết ngồi nhìn nhau mà nước mắt ngắn dài, tủi nhục.

Trở về thôn Hợp Lễ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương khi mà không khí Tết đang tràn về tưng bừng trên từng con ngõ nhỏ, nhưng tại gia đình của cô Đỗ Thị Hường thì một cảnh tượng ảm đạm hoàn toàn trái ngược. Bản thân cô vừa trải qua ca cấp cứu thập tử nhất sinh tại bệnh viện Việt Đức và sang cả Viện bỏng quốc gia điều trị thời gian dài bởi tai nạn kinh hoàng khi cả người rơi vào máy cắt ngói. May mắn thoát chết nhưng một chân bên trái của cô đã bị cắt cụt với nỗi đau đớn về thể xác vẫn từng giây, từng phút trôi qua hành hạ đến tận xương tủy.

Bị rơi vào máy cắt ngói khi đang lao động, cô Hường bị máy chém hết 1 chân.
Bị rơi vào máy cắt ngói khi đang lao động, cô Hường bị máy "chém" hết 1 chân.
Đã trở về nhà sau đi được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức và Viện bỏng quốc gia nhưng cô vô cùng đau đớn.
Đã trở về nhà sau đi được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức và Viện bỏng quốc gia nhưng cô vô cùng đau đớn.

“Giờ thì không đi lại được nữa rồi cháu ạ. Cô đau lắm, chỉ cần khẽ xoay người cũng đã đau rồi, giờ không biết cô sống ra sao nữa. Cứ ngồi đây thì lấy gì mà ăn, rồi còn thuốc thang, đi viện…”

Vừa bắt đầu trải lòng mình, nước mắt cô đã giàn giụa trên gương mặt hốc hác, tiều tụy. Vốn là lao động chính trong gia đình, ngoài 2 vụ cấy gặt ở quê cô xin đi làm thuê ở một nhà tư nhân trong dây chuyền làm cắt ngói. Cách đây hơn 2 tháng trong khi đang làm việc, không may bị trượt chân ngã từ trên xuống đúng máy cắt ngói đang hoạt động nên cô bị cuốn cả người vào. Chứng kiến cảnh tượng lúc đó, chú Hoàng – một người bạn đi làm cùng cô Hường kinh hãi kể lại.

Phần chân bị cắt cụt của cô.
Phần chân bị cắt cụt của cô.
Việc đi vệ sinh phải đưa ra ngoài bằng túi thế này.
Việc đi vệ sinh phải đưa ra ngoài bằng túi thế này.

“Cả tổ đang làm thì nghe tiếng kêu thất thanh của chị ấy, quay ra thì chúng tôi ai đấy đều rụng rời chân tay khi thấy cái máy đang nuốt chửng chị ấy. Vội vã dập cầu dao điện, nhưng không làm cách nào để gỡ chị ấy ra được nên phải thuê hẳn 1 chiếc xe tải chở cả máy, cả chị ấy ra bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương cấp cứu. Tại đó các bác sĩ mới tiến hành tháo gỡ chị ấy ra khỏi cái máy, đồng thời chuyển gấp lên tuyến trên để cấp cứu”.

Cô đau đớn khi trở về nhà thấy chồng bệnh.
Cô đau đớn khi trở về nhà thấy chồng bệnh.
Chú Kiển chỉ khối u to và cứng lên trong bụng nhưng không có tiền đi khám.
Chú Kiển chỉ khối u to và cứng lên trong bụng nhưng không có tiền đi khám.

Vết thương đặc biệt nghiêm trọng nên tại bệnh viện Việt Đức cô Hường đã được các bác sĩ quyết định cho cắt bỏ phần chân bên trái sau đó phải chuyển sang cả Viện bỏng quốc gia điều trị. Không có tiền nhưng đặt trong tình cảnh nếu về nhà là chết nên bà con lối xóm mỗi người cho 1 ít, mọi người tốt còn mang cả nón đi xin ở thiên hạ cho cô chữa bệnh để mong cứu tính mạng. Cô được trở về nhà sau gần 2 tháng điều trị nhưng với thương tật suốt đời khi chân bị cắt cụt đến tận háng và phải đi vệ sinh bằng ống nối trực tiếp ra từ bụng.

Nghèo khổ, kiệt quệ, chồng của cô Hường là chú Trần Văn Kiển lại không được khỏe mạnh như người ta để có thể xốc vác được mọi việc. Sức khỏe kém, hiện chú gần như không lao động được vì bị khối u to cứng lên ở bụng nhưng không có tiền đi khám. Nhìn vợ, chú chỉ ngậm ngùi:

Chú bất lực khi nhìn vợ đau đớn, bản thân mình lại không khỏe mạnh.
Chú bất lực khi nhìn vợ đau đớn, bản thân mình lại không khỏe mạnh.
Cô Hường cầu xin mọi người giúp đỡ cho chồng đi khám bệnh.
Cô Hường cầu xin mọi người giúp đỡ cho chồng đi khám bệnh.

“Trời Phật thương cho nhà tôi còn sống là tôi mãn nguyện lắm rồi. Còn bệnh của tôi thì kệ thôi chứ giờ đi làm sao được. Nói ra thì xấu hổ chứ 1 nghìn tôi cũng không có, tôi không dám mơ điều gì đâu. Tôi chỉ sợ không may mình mắc bệnh gì hiểm nghèo mà ra đi trước thì nhà tôi sống làm sao đây?”.

Chú tâm sự thật lòng với hai bên mắt đã đỏ hoe, gương mặt phờ phạc, hốc hác giơ xương. Là người nông dân quanh năm bám lẩy ruộng đồng, vất vả lắm cũng chỉ đủ ăn, gia đình chú lại vừa trải qua thời gian khó khăn và kinh hoàng bởi tai nạn của cô, giờ lại đến bệnh của chú nên càng bi thảm. Giá mà có một chút tiền chắc chú đi cũng khám chứ không để chịu đau đớn và vật vạ như bây giờ bởi hơn ai hết chú cần phải sống còn để lao động nuôi cô.

Vợ chồng dựa vào nhau mà sống nhưng trong cảnh nghèo túng, cùng quẫn.
Vợ chồng dựa vào nhau mà sống nhưng trong cảnh nghèo túng, cùng quẫn.
Hàng ngày cô vẫn đau đớn.
Hàng ngày cô vẫn đau đớn.
Chú vẫn đi cắt cỏ cho cá mà không dám hi vọng điều gì cả.
Chú vẫn đi cắt cỏ cho cá mà không dám hi vọng điều gì cả.

Chứng kiến tình cảnh khó khăn của vợ chồng cô Hường, chú Nguyễn Xuân Đến– Trưởng thôn Hợp Lễ ái ngại cho hay: “Tết rồi đấy, nhà nhà vui vẻ đón Tết vậy mà nhìn vợ chồng cô chú ấy thảm quá. Cô Hường bị rơi vào máy cắt ngói, chúng tôi được 1 phen kinh hoàng, giờ cô ấy may mắn sống sót nhưng chịu đau đớn quá. Chồng của cô lại dặt dẹo đau ốm nên không biết trông cậy vào ai nữa”.

Ước mơ của cô Hường là một lần chồng được lên viện để khám bệnh nhưng với chú Kiển.thì chỉ ước vợ có đủ cái ăn để sống, còn bản thân mình ra sao cũng mặc kệ. Trời tối, khi nhà nhà lên đèn quanh mâm cơm, chú Kiển .lại lọ mọ ra bờ ao cắt cỏ vừa là để kiếm cái ăn cho lũ cá, vừa là để cố dấu đi những giọt nước mắt cũng đang bắt đầu giàn giụa trên gương mặt người đàn ông tội nghiệp trong không khí xuân đang ngập tràn.

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 2065: Chú Trần Văn Kiển và cô Đỗ Thị Hường (hôn Hợp Lễ, xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương)

Số ĐT: 0168.450.6059 (Số ĐT của con gái Trần Thị Ngà)

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 045 100 194 4487

Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:

Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 10 201 0000 220 639

Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí

Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:

- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí

- Số tài khoản VND: 1400206027950.

- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:

- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

- Account Number: 1400206027966

- Swift Code: VBAAVNVX402

- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận phú Nhuận, TPHCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

Phạm Oanh